Trên thực hành lâm sàng, bạn đã thấy việc truyền dịch để bù thể tích tuần hoàn cho bệnh nhân bị giảm thể tích huyết tương hoặc mất máu ở các khoa phòng là rất phổ biến. Nhưng vẫn còn nhiều bạn chưa thật sự hiểu biết về các loại dịch thay thế huyết tương đó.
Trong bài này, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại dung dịch ấy như: thành phần, tác dụng, những vấn đề cần lưu ý, cũng như chỉ định cơ bản của chúng trong những trường hợp giảm thể tích tuần hoàn.
Sinh lý về sự phân bố và sự dịch chuyển nước trong cơ thể
Để học tốt bài này, trước hết các bạn cần phải nắm được sinh lý về sự phân bố và dịch chuyển nước trong cơ thể. Đây được coi là nền móng để các bạn có thể biết được cách lựa chọn dung dịch phù hợp truyền cho từng bệnh nhân.
Tổng lượng nước trong cơ thể (The total body water: TBW)
Tổng lượng nước trong cơ thể
TBW được tính theo % trọng lượng cơ thể và nó thay đổi theo độ tuổi. Người ta ước lượng rằng lượng nước trong cơ thể ở trẻ sinh non là khoảng 80%, trẻ đủ tháng là khoảng 70-75%, trẻ biết đi là 65-70%, độ tuổi sau dậy thì là khoảng 60% và về sau thì lượng nước trong cơ thể sẽ tiếp tục giảm. Thông thường thì đối với một người trưởng thành, người ta thường chọn mốc là 60%.
Ngoài ra TBW còn phụ thuộc vào lượng chất béo trong cơ thể. Khi chất béo trong cơ thể tăng thì TBW sẽ giảm, và ngược lại.
Biểu đồ về tổng lượng nước và sự phân bố nước trong cơ thể theo tuổi
Vì sao khi lượng mỡ trong cơ thể nhiều thì tổng lượng nước lại thấp?
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com