Hội chứng giảm hoạt giáp (hội chứng suy giáp)

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

HỘI CHỨNG GIẢM HOẠT GIÁP (HỘI CHỨNG SUY GIÁP)

Hội chứng giảm hoạt giáp hay Hội chứng suy giáp là hậu quả của sự giảm sản xuất hoặc giảm tác dụng của hormon giáp.

Lưu ý: Giảm hoạt giáp có thể có bướu giáp hoặc không và đặc biệt không có sự tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và nồng độ hormone giáp.

Toàn thân:

Thờ ơ, lãnh cảm, giảm các hoạt động thể lực, hay mệt mỏi, chậm chạp, ngủ nhiều

Có thể có thiếu máu (do giảm tổng hợp hemoglobin do thiếu thyroxin, thiếu sắt do mất nhiều sắt do rong kinh và giảm hấp thu sắt ở ruột,…)

Cơ năng và thực thể các cơ quan:

Da – niêm mạc:

Da mặt trở nên dày, vẻ mặt vô cảm (do mặt phì ra, cánh mũi bè, môi dày, mất các nếp nhăn), mí mắt phù đặc biệt là mí dưới, gò má tím, da mặt có màu vàng bủng

Da khô bong vảy, tóc khô dễ rụng, lông nách, lông mu rụng, phía ngoài chân mày thưa hoặc rụng hết (dấu hiệu “đuôi chân mày” hay dấu hiệu “Queen Anne’s”)

Bàn tay, bàn chân ngày càng trở nên dày, ngón tay to, khó gấp. Da tay chân lạnh và đôi khi có tím, lòng bàn tay chân vàng. Móng tay chân khô, dễ gãy

Niêm mạc bị thâm nhiễm:

Thâm nhiễm lưỡi gây lưỡi to và dày

Thâm nhiễm dây thanh âm gây nói khàn hoặc đổi giọng

Thâm nhiễm niêm mạc mũi gây ngủ ngáy

Thâm nhiễm vòi Eustache gây ù tai, nghe kém

Thân nhiệt:

Thường sợ lạnh (do giảm thân nhiệt, giảm chuyển hóa cơ bản,

giảm tiêu thụ oxy,…)

Tim mạch:

Có thể có hồi hộp, nhịp tim chậm thường < 60 lần/phút, tốc độ tuần hoàn giảm (do giảm chuyển hóa)

Huyết áp thường thấp (chủ yếu huyết áp tâm thu thấp)

Dấu hiệu thâm nhiễm cơ tim, màng ngoài tim: đau vùng trước tim, có thể có tràn dịch màng ngoài tim nhưng chỉ ở mức độ nhẹ hoặc vừa, ít khi gây chèn ép tim

Tiếng tim mờ, chậm, có khi không đều

Hô hấp:

Thở nông, tần số chậm

Tiêu hóa:

Táo bón, chướng bụng thường gặp (do giảm nhu động ruột)

Cơ xương khớp:

Yếu cơ, đau cơ, hay bị dị cảm đầu chi và chuột rút

Có thể có giả phì đại cơ: tuy cơ to nhưng yếu, cơ lực và trương lực cơ giảm, phản xạ gân xương giảm hoặc mất

Thận – tiết niệu:

Giảm mức lọc cầu thận, giảm khả năng bài xuất nước tiểu,

giảm chức năng thận

Sinh dục:

Nữ: thường gây rong kinh, đa kinh, có thể không rụng trứng, vô sinh

Nam: mất dục tính

Cận lâm sàng:

Định lượng FT4 và TSH: thường là xét nghiệm chính để xác định HC giảm hoạt giáp

TSH máu > 20 U/L (suy giáp tiên phát)

TSH máu < 20 U/L (suy giáp tiên phát nhẹ – dưới lâm sàng)

Nếu TSH tăng nhẹ hoặc bình thường cần định lượng FT4 để khẳng định chẩn đoán

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap