Hội chứng kích thích bàng quang và hội chứng rối loạn tiểu tiện

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

HỘI CHỨNG KÍCH THÍCH BÀNG QUANG

Hội chứng đặc trưng cho một viêm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới.

Cơ năng

Mót tiểu đột ngột đòi hỏi bệnh nhân phải đi tiểu ngay

Khó kiểm soát đi tiểu (khó nhịn tiểu, tiểu són không tự chủ)

Tiểu đêm ≥ 2 lần/đêm

Nếu nặng có thể đái dầm ngắt quãng

Tiểu buốt kèm theo nếu nguyên nhân do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới

Thực thể

Hỏi tiền sử bệnh liên quan hệ tiết niệu, tiền sử dùng thuốc

(cyclophosphamide,…)

Khám hệ sinh dục và bụng (tìm nguyên nhân)

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TIỂU TIỆN

Người bệnh có thể bị 1 hoặc nhiều những triệu chứng cùng lúc sau đây:

Đái buốt: cảm giác đau buốt dọc niệu đạo trước hay trong hoặc sau lúc

đái; đau kiểu nóng rát, tăng dần lên vào cuối bãi

Đái dắt: đái lắt nhắt nhiều lần trong ngày với thể tích nước tiểu rất ít trong mỗi lần đi (vài ml hoặc vài giọt), đái xong một chốc lại mót ngay nhưng có khi không được giọt nước tiểu nào

Đái nhiều lần: đái rất nhiều lần (có khi 20-30 lần/ngày) nhưng thể tích mỗi lần đi bình thường chứ không như đái dắt (vài chục đến vài trăm ml), thể tích nước tiểu là yếu tố phân biệt đái nhiều lần và đái dắt

Đái không tự chủ:

Đái không tự chủ hoàn toàn: nước tiểu thường xuyên rỉ ra, không còn phản xạ đi đái

Đái không tự chủ không hoàn toàn gồm cả 2 triệu chứng sau:

Bệnh nhân vẫn còn phản xạ đi đái nhưng chưa kịp đái nước tiểu đã rỉ ra quần không nín được và/hoặc đái rỉ giọt sau khi đái xong

Bệnh nhân không còn cảm nhận được mà chỉ khi thấy đồ lót ướt mới biết có nước tiểu rỉ ra

Đái dầm: đái vào lúc đang ngủ và bệnh nhân không biết là mình đái cho đến khi tỉnh dậy và thấy ướt quần, có khi nằm mơ thấy mình đái thật. Trẻ nhỏ thường là sinh lý nhưng nếu gặp ở người lớn thường là bệnh lý

Bí đái: có nước tiểu nhưng không đái được (chức năng thận vẫn còn bình thường và tiếp tục sản xuất nước tiểu dù không đái được)

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap