Hội chứng rối loạn thể tích nước tiểu và bất thường màu sắc nước thiểu

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN THỂ TÍCH NƯỚC TIỂU

Thiểu niệu: thể tích nước tiểu < 500ml/24h hoặc < 20ml/h

Vô niệu: không có nước tiểu thậm chí khi thông bàng quang cũng không có hoặc nước tiểu < 100ml/24h cũng được xem là vô niệu (khác với bí đái là lượng nước tiểu ở trong bàng quang)

Đa niệu: lượng nước tiểu > 2,5 lít/24h diễn ra thường xuyên được xem như là bệnh lý (có những trường hợp 24h đái đến 4 lít, 6 lít thậm chí 10 lít)

HỘI CHỨNG BẤT THƯỜNG MÀU SẮC NƯỚC TIỂU Người bệnh có thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau:

Đái máu: thường đái máu đại thể mới gây thay đổi màu sắc nước tiểu (màu hồng hoặc đỏ)

o Cận lâm sàng: Cặn Addis có số lượng hồng cầu > 5000/phút thường chắc chắn đái máu đại thể

Đái hemoglobin: nước tiểu màu đỏ (tuy đỏ nhưng vẫn trong), có khi sẫm như nước vối, để lâu biến thành màu sẫm đen (màu xá xị)

o Cận lâm sàng: để lâu hoặc ly tâm không có cặn hồng cầu, không bao giờ có cục máu đông. Xét nghiệm nước tiểu có hemoglobin niệu mà không có hồng cầu niệu, thường hemoglobin máu tăng (nguồn gốc trước thận)

Đái myoglobin: triệu chứng nước tiểu giống như đái hemoglobin, thường có màu đỏ hoặc sẫm đen

o Cận lâm sàng: để lâu hoặc ly tâm không có cặn hồng cầu, không bao giờ có cục máu đông. Tuy nhiên xét nghiệm nước tiểu có myoglobin niệu mà không có hemoglobin và hồng cầu niệu

Đái porphyrin: nước tiểu thường có màu đỏ rượu cam nhưng trong hoặc lúc đầu có màu đỏ sẫm như đái ra máu và sau đó sẫm lại do bị oxy hóa

o Cận lâm sàng: để lâu hoặc ly tâm không có cặn, không bao giờ có cục máu đông. Xét nghiệm nước tiểu không có hồng cầu, hemoglobin,

myoglobin mà chỉ thấy các thành phần: uroporphyrin, coproporphyrin, proporphyrin

Đái mủ: nước tiểu màu mủ sánh, nếu tế bào mủ ít thì nước tiểu có màu đục trắng kèm dây mủ lởn vởn, hạt mủ lấm tấm, nếu ít hơn nữa thì chỉ thấy màu đục

o Cận lâm sàng: soi dưới kính hiển vi đa số thấy bạch cầu đa nhân thoái hóa hoặc chưa thoái hóa. Cặn mủ bao gồm chủ yếu là tế bào mủ, có thể có ít tế bào biểu bì, tế bào biểu mô bị thoái hóa, vi khuẩn, sợi tơ huyết và chất nhầy

Đái dưỡng trấp: nước tiểu có màu sữa giống màu nước vo gạo, nếu có nhiều dưỡng trấp thì khi cho nước tiểu vào ống nghiệm rồi để lâu sẽ đặc lại như thạch, màu trắng trong

o Cận lâm sàng: xét nghiệm nước tiểu có thành phần chủ yếu là triglycerid. Để khẳng định cần chụp X-quang hệ thống bạch mạch hoặc X-quang bể thận-niệu quản ngược dòng

Lưu ý: ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân gây thay đổi màu sắc nước tiểu nhưng trên đây là những nguyên nhân thường gặp nhất

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap