HỘI CHỨNG NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU (Tham khảo thêm)
Theo giải phẫu sinh lý của đường tiết niệu, chia làm 2 nhóm:
HỘI CHỨNG NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN
Là trạng thái nhiễm khuẩn của thận cho tới miệng niệu quản mà chủ yếu là ở nhu mô thận và thành của đài bể thận.
Cơ năng
Đau: đau vùng thắt lưng, thường đau tức, âm ỉ, hầu hết trường hợp đau 1 bên, ít khi đau 2 bên, có thể có cơn đau quặn thận
Buồn nôn, nôn, gầy sút, mất ngủ có thể kèm theo
Có thể có Hội chứng kích thích bàng quang (nếu kèm nhiễm khuẩn tiết niệu dưới)
Toàn thân: có Hội chứng nhiễm trùng rõ với sốt cao 39 – 40oC, rét run. Tuy nhiên ở 1 số ít người cao tuổi có thể không sốt
Thực thể
Nhìn: nước tiểu đục hay đỏ, nếu đái máu thường đái máu toàn bãi
(Hội chứng bất thường màu sắc nước tiểu)
Sờ:
Ấn hố thắt lưng bên đau có thể gây đau tăng
Phản ứng cơ thắt lưng dương tính bên bệnh
Có thể khám thấy thận lớn
Rung thận dương tính nếu có ứ mủ bể thận
Cận lâm sàng
Xét nghiệm nước tiểu:
Cấy nước tiểu > 105 vi khuẩn/ml
Bạch cầu > 104/ml
Có thể có Protein niệu và thường < 1g/24h
Xét nghiệm máu:
WBC, NEU, NEU% tăng
Lắng máu, CRP tăng
Cấy máu có thể dương tính nếu nguồn nhiễm khuẩn từ máu lan đến thận
Nếu có tắc nghẽn thì urea, creatinin có thể tăng
X-quang:
Có thể thấy bóng thận lớn
ASP: có thể thấy sỏi cản quang, dị vật ở thận hay niệu quản
UIV: có thể thấy vị trí sỏi không cản quang, đánh giá mức độ tắc nghẽn, mức độ tổn thương
UPR: chỉ định sau khi đã được điều trị qua cơn nhiễm trùng
cấp tính với mục đích tìm vị trí, bản chất của tắc nghẽn
Siêu âm:
Thường thấy thận lớn, đánh giá mức độ ứ nước của thận
Có thể thấy nguyên nhân do sỏi hay dị vật
HỘI CHỨNG NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DƯỚI
Là tình trạng nhiễm khuẩn bàng quang, niệu đạo, kể cả bộ phận sinh dục của nam giới như tuyến tiền liệt, tinh hoàn
Cơ năng
Hội chứng kích thích bàng quang rõ trên lâm sàng với tiểu buốt, tiểu rắt
Đau tức hạ vị, bộ phận sinh dục ngoài
Toàn trạng ít thay đổi và không có sốt (viêm bàng quang) hoặc có sốt (viêm tiền liệt tuyến và tinh hoàn)
Thực thể
Nhìn: nếu viêm niệu đạo thấy dịch vàng hoặc đục chảy ra từ lỗ sáo
Sờ: ấn hạ vị hay bộ phận sinh dục ngoài gây đau tăng
Cận lâm sàng
Xét nghiệm nước tiểu:
Cấy nước tiểu có vi khuẩn > 105/ml
Bạch cầu > 104/ml
Xét nghiệm máu:
WBC, NEU, NEU% tăng
Lắng máu, CRP tăng
Nếu có tắc nghẽn thì urea, creatinin có thể tăng o X-quang:
ASP: có thể phát hiện sỏi cản quang ở bàng quang hay niệu đạo
UIV: có thể thấy vị trí sỏi không cản quang, túi thừa niệu đạo hay bàng quang
RUG và RCG: chỉ định sau khi nhiễm trùng cấp đã qua, có thể
thấy vị trí hẹp hoặc túi thừa ở niệu đạo hay bàng quang
Siêu âm: thường thấy dày thành bàng quang (viêm bàng quang), có thể thấy sỏi hay dị vật, có thể thấy hình ảnh bất thường của các bộ phận sinh dục
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.