HỘI CHỨNG THIẾU MÁU CHI CẤP TÍNH
Lưu ý: Tài liệu này giới thiệu về hội chứng thiếu máu chi cấp tính do nguyên nhân tắc động mạch chứ không phải do nguyên nhân chấn thương – vết thương động mạch.
Cơ năng
Có thể khởi phát bằng mất đột ngột vận động chủ động của chi
Sau đó tê bì, giảm cảm giác phía ngọn chi, chi lạnh
Giai đoạn muộn cảm thấy đau nhức rồi đến mất hoàn toàn cảm giác ngọn chi, lan dần về phía gốc chi theo thời gian
Có thể cứng khớp như khớp tử thi
Có thể có triệu chứng gợi ý căn nguyên gây ra hội chứng này (hẹp 2 lá, suy tim, Osler, v.v…)
Toàn thân: ở giai đoạn muộn có thể thấy dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc
do hoại tử chi: sốt cao, thiểu niệu, lơ mơ, tụt huyết áp, mạch nhanh, v.v…
Thực thể
Đối chiếu chi bệnh và chi lành, thấy chi bệnh có:
Nhìn:
Màu sắc da nhợt nhạt, vận mạch ngọn chi giảm
Phù nề và đau bắp cơ: xuất hiện khi ở giai đoạn thiếu máu không hồi phục
Nốt phỏng nước, có thể thấy những mảng tím đen trên da rồi cả một đoạn chi tím đen hoại tử
Có thể có hoại tử nhiễm trùng, chảy nước tại vùng chi hoại tử
Sờ: chi lạnh, bóp vào bắp cơ đau tăng
Bắt mạch: mất mạch ngoại vi (quay, mu, chày sau) hay mất mạch dưới nơi xảy ra tắc mạch
Cận lâm sàng
Siêu âm Doppler mạch: xác định vị trí hẹp – tắc mạch, mức độ tổn
thương mạch và tình trạng dòng chảy của mạch dưới chỗ tắc
Chụp động mạch thông thường: chủ yếu dùng trong cấp cứu để xác định vị trí xảy ra hẹp – tắc mạch
Tiền sử: đa phần người bệnh biết về tiền sử tim mạch của mình
Triệu chứng diễn biến nặng dần theo thời gian, phân bố giai đoạn thường như sau
< 6 giờ
Mất mạch, lạnh chi
Giảm cảm giác
Giảm vận động
> 6 giờ
Phù nề + đau cơ
Mất cảm giác
mất vận động
> 24 giờ
Phỏng nước
Cứng khớp tử thi
tím đen, hoại tử…
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.