Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu là một xét nghiệm rất có giá trị. Trong một số trường hợp, người ta coi đây như là một xét nghiệm thường quy.
Hiện nay, xét nghiệm này đã rất phổ biến, nó được đưa vào nhiều chương trình thăm khám sức khỏe định kỳ để đánh giá các bệnh lý liên quan đến thận, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh gan, đái tháo đường hoặc các tình trạng trao đổi chất khác, cũng có thể sử dụng để theo dõi diễn biến của bệnh hoặc đánh giá hiệu quả điều trị,…
Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên chưa hiểu rõ ý nghĩa và chưa biết cách khai thác tối đa những lợi ích từ xét nghiệm 10 thông số nước tiểu. Cho nên trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm 10 thông số nước tiểu, biết cách khai thác và vận dụng nó một cách hợp lý trên lâm sàng.
Tổng quan
Trước khi đi thẳng vào vấn đề phân tích 10 TSNT, bạn có thể xem lại một chút kiến thức tổng quan về xét nghiệm 10 TSNT được chúng tôi bàn luận dưới đây.
Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu là gì?
10 thông số nước tiểu là một xét nghiệm sinh hóa nhằm đánh giá về các chất được cơ thể đào thải qua nước tiểu hoặc phát hiện một vài chất xuất hiện bất thường trong nước tiểu (nghĩa là bình thường thì không có những chất này trong nước tiểu).
Kết quả xét nghiệm 10 thông số nước tiểu
Que thử 10 TSNT
Máy xét nghiệm nước tiểu
Vì sao người ta lại làm xét nghiệm về nước tiểu?
Bởi vì như bạn biết, nước tiểu của chúng ta là một loại dịch được có thể bài tiết ra để giúp cơ thể cân bằng nước – điện giải và một chức năng không kém phần quan trọng đó chính là đào thải những chất độc hại đối với cơ thể.
Từ đó, khi đánh giá được những thay đổi bất thường về các chỉ số trong nước tiêu sẽ phản ánh những rối loạn chuyển hoá của cơ thể. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu là chỉ định quan trọng và cần thiết giúp chẩn đoán, đánh giá và theo dõi điều trị về một số bệnh lý.
Những trường hợp nào thường được làm xét nghiệm 10 thông số nước tiểu?
Sau đây là những trường hợp thường được chỉ định làm xét nghiệm 10 thông số nước tiểu:
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: khám tổng quát hàng năm, đánh giá trước khi phẫu thuật, sàng lọc bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gan,…
– Kiểm tra khi có các triệu chứng ở thận: đau lưng, đau bụng, rối loạn đi tiểu, nước tiểu bất thường (thường là có máu trong nước tiểu) hoặc các triệu chứng tiết niệu khác.
– Chẩn đoán các bệnh: nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường không kiểm soát được, suy thận, suy nhược cơ (tiêu cơ vân), protein trong nước tiểu, sàng lọc ma túy và viêm thận (viêm cầu thận).
– Theo dõi tiến triển của bệnh và đáp ứng với điều trị: bệnh thận liên quan đến tiểu đường, suy thận, bệnh thận liên quan đến lupus, bệnh thận liên quan đến huyết áp, nhiễm trùng thận, protein trong nước tiểu, máu trong nước tiểu.
– Khám thai định kỳ (thường là nhằm mục đích phát hiện protein niệu).
Vì sao 10 thống số nước tiểu được coi như xét nghiệm thường quy để tầm soát bệnh lý về thận?
Bởi vì đây là một xét nghiệm thực hiện đơn giản không cần kỹ thuật cao, rẻ tiền, tuy nhiên giá trị mà nó đem lại rất nhiều. Cho nên, người ta thường coi đây như một xét nghiệm thường quy để tầm soát bệnh lý về thận.
Tóm lại, đây là một xét nghiệm sinh hóa của nước tiểu, được làm một cách thường quy trong một số trường hợp để phát hiện những bất thường nhằm tầm soát, chẩn đoán, đánh giá và theo dõi điều trị về một số bệnh lý.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com