Lợi tiểu làm giảm tình trạng quá tải dịch giúp cải thiện triệu chứng ứ dịch ở phổi và tuần hoàn hệ thống .
Lợi tiểu không giúp cải thiện tiên lượng bệnh, ngoại trừ nhóm kháng aldosterone (spironolacton e và eplerenone),
Lợi tiểu quai là nhóm thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh và thường được lựa chọn ở
bệnh nhân suy tim sung huyết mức độ trung bình đến nặng.
Lợi tiểu thiazide có thể sử dụng phối hợp với lợi tiểu quai cho trường hợp phù kháng trị. Tuy nhiên phải hết sức thận trọng và cần theo dõi thường xuyên điện giải đồ tránh tình trạng m ất nước, hạ natri, hạ kali, hạ mag ie máu.
Lợi tiểu gây hoạt hóa hệ renin-angiotensin-aldosterone và nên được sử dụng kết hợp với thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể khi có thể. M ột số chú ý khi sử dụng thuốc kháng aldosterone:
Không nên sử dụng khi mức lọc cầu thận < 30ml/ phút hoặc Kali máu > 5 mEq/l Nên khởi đầu với liều thấp
Nguy cơ tăng Kali nếu dùng chung với liều cao ƯCMC hoặc ƯCTT
Tránh dùng chung với NSAID
Bắt đầu lợi tiểu với liều thấp (đặc biệt ở bệnh nhân lần đầu sử dụng lợi tiểu và
người già) và tăng dần liều tới khi cải thiện triệu chứng.
Khi tình trạng quá tải dịch giảm, cần điều chỉnh liều thuốc lợi tiểu tránh tình trạng thiếu dịch, mục tiêu là duy trì tình trạng “khô” với liều lợi tiểu thấp nhất.
Bệnh nhân có thể được hướng dẫn chỉnh liều lợi tiểu dựa trên việc theo dõi các triệu chứng quá tải dịch và theo dõi cân nặng h à ng ngày.
Cần theo dõi sát kali, natri và nồng độ creatinin máu khi sử dụng thuốc lợi tiểu.
Bảng 10.6: Hướng dẫn thực hành trong điều trị bệnh nhân suy tim với lợi tiểu quai
(Nguồn: sách Oxford Handbook of Cardiology 2.0)
Vấn đề
gặp phải |
Đề xuất xử trí |
Hạ kali/magie
máu |
|
Hạ natri máu |
Natri máu: Tolvaptan (Samsca)… |
Tăng acid uric
máu/Gout |
|
Thiếu dịch |
|
– Kiểm tra việc tuân thủ điều trị, lượng muối và dịch đưa | |
vào cơ thể | |
– Xem lại việc sử dụng các thuốc khác (NSAIDs, corticoid) | |
Đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với
thuốc lợi tiểu |
torasemide
|
– Chia liều lợi tiểu quai 2 lần/24h hoặc uống khi đói | |
– Cân nhắc truyền lợi tiểu tĩnh mạch ngắn hạn | |
– Cân nhắc truyền liều thấp dopamine | |
– Kiểm tra tình trạng thiếu dịch | |
– Dừng các thuốc gây độc cho thận (ví dụ NSAIDs, | |
Suy thận (tăng | trimethoprim…) |
quá mức ure | – Dừng thuốc kháng aldosterone |
và/hoặc | – Nếu dùng phối hợp lợi tiểu quai và lợi tiểu thiazide thì |
creatinin máu) | dừng lợi tiểu thiazide |
– Cân nhắc giảm liều ƯCMC/ƯCTT | |
– Cân nhắc lọc máu |
Chú thích: ƯCMC/ƯCTT: Ức chế men chuyển /Ức chế thụ thể;
NSAIDs: Non-steroidal anti-inflammatory drug (Thuốc chống viêm không steroid) (Nguồn:sách Oxford Handbook of Cardiology 2.0)
Bảng 10.7: Liều lợi tiểu sử dụng ở bệnh nhân suy tim (ESC 2016 )
Nhóm thuốc lợi tiểu | Liều khởi đầu (mg) | Liều duy trì hàng ngày (mg) | ||||
Lợi tiểu quai | ||||||
Furosemide | 20 – 40 | 40 – 240 | ||||
Bumetanide | 0,5 – 1 | 1 – 5 | ||||
Torasemide | 5 – 10 | 10 – 20 | ||||
Lợi tiểu thiazide | ||||||
Bendroflumethiazide | 2,5 | 2,5 – 10 | ||||
Hydrochlorothiazide | 25 | 12,5 – 100 | ||||
Metolazone | 2,5 | 2,5 – 10 | ||||
Indapamide | 2,5 | 2,5 – 5 | ||||
Lợi tiểu giữ kali | ||||||
(+)ƯCMC
/ƯCTT |
(-)ƯCMC/ ƯCTT | (+)ƯCMC/ ƯCTT | (-)ƯCMC/ ƯCTT | |||
Spironolactone/ eplerenone | 12,5 – 25 | 50 | 50 | 100 – 200 | ||
Amiloride | 2,5 | 5 | 5 – 10 | 10 – 20 | ||
Triamterene | 25 | 50 | 100 | 200 |
* ƯCMC: Ức chế men chuyển/ ƯCTT: Ức chế thụ thể (+)ƯCMC/ƯCTT: Dùng kết hợp ức chế men chuyển/ức chế thụ thể
(-)ƯCMC/ƯCTT: Không dùng kết hợp ức chế men chuyển/ức chế thụ thể
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.