Lợi tiểu trong điều trị suy tim

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

Lợi tiểu làm giảm tình trạng quá tải dịch giúp cải thiện triệu chứng ứ dịch ở phổi và tuần hoàn hệ thống .

Lợi tiểu không giúp cải thiện tiên lượng bệnh, ngoại trừ nhóm kháng aldosterone (spironolacton e và eplerenone),

Lợi tiểu quai là nhóm thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh và thường được lựa chọn ở

bệnh nhân suy tim sung huyết mức độ trung bình đến nặng.

Lợi tiểu thiazide có thể sử dụng phối hợp với lợi tiểu quai cho trường hợp phù kháng trị. Tuy nhiên phải hết sức thận trọng và cần theo dõi thường xuyên điện giải đồ tránh tình trạng m ất nước, hạ natri, hạ kali, hạ mag ie máu.

Lợi tiểu gây hoạt hóa hệ renin-angiotensin-aldosterone và nên được sử dụng kết hợp với thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể khi có thể. M ột số chú ý khi sử dụng thuốc kháng aldosterone:

Không nên sử dụng khi mức lọc cầu thận < 30ml/ phút hoặc Kali máu > 5 mEq/l Nên khởi đầu với liều thấp

Nguy cơ tăng Kali nếu dùng chung với liều cao ƯCMC hoặc ƯCTT

Tránh dùng chung với NSAID

Bắt đầu lợi tiểu với liều thấp (đặc biệt ở bệnh nhân lần đầu sử dụng lợi tiểu và

người già) và tăng dần liều tới khi cải thiện triệu chứng.

Khi tình trạng quá tải dịch giảm, cần điều chỉnh liều thuốc lợi tiểu tránh tình trạng thiếu dịch, mục tiêu là duy trì tình trạng “khô” với liều lợi tiểu thấp nhất.

Bệnh nhân có thể được hướng dẫn chỉnh liều lợi tiểu dựa trên việc theo dõi các triệu chứng quá tải dịch và theo dõi cân nặng h à ng ngày.

Cần theo dõi sát kali, natri và nồng độ creatinin máu khi sử dụng thuốc lợi tiểu.

Bảng 10.6: Hướng dẫn thực hành trong điều trị bệnh nhân suy tim với lợi tiểu quai

(Nguồn: sách Oxford Handbook of Cardiology 2.0)

Vấn đề

gặp phải

Đề xuất xử trí
Hạ kali/magie

máu

  • Tăng liều thuốc ƯCMC/ƯCTT
  • Thêm lợi tiểu kháng aldosterone
  • Bổ sung kali, magnesium. Cân nhắc bổ sung các chế phẩm kali, magnesium ở dạng muối hữu cơ giúp kali và magnesium dễ hấp thu hơn. Ngược lại, các dạng muối vô cơ của kali, magnesium dễ phân ly nên dễ bị hydrat hóa và khó thấm qua màng tế bào.
Hạ natri máu
  • Hạn chế dịch
  • Dừng lợi tiểu thiazide hoặc thay bằng lợi tiểu quai
  • Giảm liều hoặc dừng lợi tiểu quai nếu có thể
  • Truyền thuốc tăng co bóp cơ tim đường tĩnh mạch
  • Cân nhắc lọc máu
  • Cân nhắc thêm một số thuốc lợi tiểu có tác dụng tăng

Natri máu: Tolvaptan (Samsca)…

Tăng acid uric

máu/Gout

  • Cân nhắc sử dụng các thuốc hạ acid uric máu
  • Gout có triệu chứng sử dụng colchicine giảm đau
  • Tránh sử dụng NSAIDs
Thiếu dịch
  • Đánh giá tình trạng dịch
  • Cân nhắc giảm liều lợi tiểu
– Kiểm tra việc tuân thủ điều trị, lượng muối và dịch đưa
vào cơ thể
– Xem lại việc sử dụng các thuốc khác (NSAIDs, corticoid)
Đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với

thuốc lợi tiểu

  • Tăng liều lợi tiểu
  • Cân nhắc chuyển từ furosemide sang bumetanide or

torasemide

  • Thêm lợi tiểu kháng aldosterone
  • Kết hợp lợi tiểu quai và lợi tiểu thiazide/metolazone
– Chia liều lợi tiểu quai 2 lần/24h hoặc uống khi đói
– Cân nhắc truyền lợi tiểu tĩnh mạch ngắn hạn
– Cân nhắc truyền liều thấp dopamine
– Kiểm tra tình trạng thiếu dịch
– Dừng các thuốc gây độc cho thận (ví dụ NSAIDs,
Suy thận (tăng trimethoprim…)
quá mức ure – Dừng thuốc kháng aldosterone
và/hoặc – Nếu dùng phối hợp lợi tiểu quai và lợi tiểu thiazide thì
creatinin máu) dừng lợi tiểu thiazide
– Cân nhắc giảm liều ƯCMC/ƯCTT
– Cân nhắc lọc máu

Chú thích: ƯCMC/ƯCTT: Ức chế men chuyển /Ức chế thụ thể;

NSAIDs: Non-steroidal anti-inflammatory drug (Thuốc chống viêm không steroid) (Nguồn:sách Oxford Handbook of Cardiology 2.0)

Bảng 10.7: Liều lợi tiểu sử dụng ở bệnh nhân suy tim (ESC 2016 )

Nhóm thuốc lợi tiểu Liều khởi đầu (mg) Liều duy trì hàng ngày (mg)
Lợi tiểu quai
Furosemide 20 – 40 40 – 240
Bumetanide 0,5 – 1 1 – 5
Torasemide 5 – 10 10 – 20
Lợi tiểu thiazide
Bendroflumethiazide 2,5 2,5 – 10
Hydrochlorothiazide 25 12,5 – 100
Metolazone 2,5 2,5 – 10
Indapamide 2,5 2,5 – 5
Lợi tiểu giữ kali
(+)ƯCMC

/ƯCTT

(-)ƯCMC/ ƯCTT (+)ƯCMC/ ƯCTT (-)ƯCMC/ ƯCTT
Spironolactone/ eplerenone 12,5 – 25 50 50 100 – 200
Amiloride 2,5 5 5 – 10 10 – 20
Triamterene 25 50 100 200

* ƯCMC: Ức chế men chuyển/ ƯCTT: Ức chế thụ thể (+)ƯCMC/ƯCTT: Dùng kết hợp ức chế men chuyển/ức chế thụ thể

(-)ƯCMC/ƯCTT: Không dùng kết hợp ức chế men chuyển/ức chế thụ thể

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap