Những kinh nghiệm xương máu về cách học Y của một sinh viên Y6 đã ra trường

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

Hôm nay ykhoa247 tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm. Đây là một bài đăng trên Y dược huế confesstion được rất nhiều lượt like và chia sẻ. Bản thân mình thấy đây là một kinh nghiệm xương máu nên muốn đem lên web để truyền đạt thông tin đến nhiều người. Chúng ta hơn nhau một phần là do kinh nghiệm, những kinh nghiệm quý báu được đúc rút từ thế hệ đi trước thì cực kì quan trọng. Do đó các bạn cần hấp thu những gì quý giá mình có thể thấy nhé.

Sau đây là nguyên văn của một bạn Y6 ra trường giấu mặt. Ykhoa247.com cảm ơn sự chia sẻ đến từ bạn.

th%25E1%25BB%259Di%2Btrang%2Banh%2Bv%25C5%25A9

Bắt đầu nào……

Chào tất cả mọi người, đặc biệt là các em tân sinh viên và các em lên năm 2, năm 3. Mình là sinh viên vừa tốt nghiệp năm 2018, ngành Y Đa Khoa.

Mình đọc nhiều confession trên trang này do các em tân sinh viên viết lên với nỗi niềm trăn trở, lo lắng khi bước vào một môi trường mới. Là người đi trước, mình có một vài chia sẻ nhỏ, tất cả đều là tâm huyết khi mình viết ra, thậm chí lên dàn bài để đỡ sai sót. Hơi dài một chút, mọi người cố gắng đọc nhé.

1. Học và thi:

– Ngay từ đầu, các em hãy đầu tư cho việc học, đã bước vào con đường này thì phải chấp nhận hy sinh thời gian một chút. Ta nên gác lại sự sung sướng khi được đậu vào trường và sự tự hào vì những con điểm đầu vào mà hãy tranh thủ chăm chỉ học tập ngay những ngày đầu tiên đi học. Nhiều anh chị vì nghe những lời “chỉ dạy” năm 1, năm 2 chơi đi, sau này hẵng học mà hối hận vì mất căn bản trầm trọng, trở nên ham chơi, sa đà, thi lại, ra trường bằng ko đẹp cho dù thi đầu vào 25-26-27 điểm. Nên nhớ, bằng cấp không phải là tất cả, nhưng rất là quan trọng. Chẳng phải ai cũng là COCC nên có tấm bằng đẹp sẽ có cơ hội rất nhiều. Mục tiêu cuối cùng vẫn là có kiến thức và có việc làm. Hãy nhớ điều đó!

– Việc cố gắng thi điểm cao trong những năm đầu sau này mình đỡ cực rất nhiều, không phải nằm ở mốc mấp mé giữa giỏi và khá, tiến thì vất vả, mà lùi thì tiếc nuối.

M%25C3%25A0u%2B%25C4%2591%25C3%25A0o%2BN%25C3%25A9t%2Bv%25E1%25BA%25BD%2Bc%25E1%25BB%258D%2BNhi%25E1%25BA%25BFp%2B%25E1%25BA%25A3nh%2BBi%25E1%25BB%2583u%2Btr%25C6%25B0ng%2B%25283%2529

Vậy làm sao để được điểm cao? Năm 4,5,6 mình mới áp dụng được chiến thuật học và thi như sau: (áp dụng cho tất cả các đối tượng sinh viên)

+ Đi học cần tập trung nghe giảng. Học bài ở nhà thì học theo dàn ý, từ dàn ý sẽ triển khai chi tiết dần, chi tiết dần cho đến khi nắm vững bài. Đối chiếu và bổ sung kiến thức qua slide và lời dạy của Thầy Cô.

Trước đây, khi học mình chỉ chú trọng đọc sách, sau đó lại chú trọng việc đánh trắc nghiệm khi đi thi, cả 2 phương pháp đều không hiệu quả, không đem lại những con số đẹp cho mình. Mình cứ trách Thầy cô “chấm sai” hay “chấm cho có”. Nhưng cái sai là do mình.

Khi tới giai đoạn ôn thi, các bạn hãy đọc lại sách và slide (có thể in ra cho dễ thẩm thấu), ghi chú những lời giảng của Thầy cô (đã ghi chép vào vở trong quá trình đi học) vào từng bài học, học kỹ. Sau đó làm đề trắc nghiệm đã thu thập được. Đáp án trong trắc nghiệm chưa chắc đã đúng (nhiều khi sai tè le), nên khi làm cần đối chiếu lại với sách, slide và lời giảng (có thể khác nhau giữa sách và bài giảng, ưu tiên sự cập nhật) để cho ra đáp án tốt nhất. Khi đọc câu nào thì nên đọc lại đoạn lý thuyết chứa nội dung câu đó, khá là mất thgian, nhưng nhớ là hãy đầu tư. Vì nhiều khi các bạn đọc đề thấy giống đề cũ, nhưng hãy cẩn thận, Thầy Cô có đổi chút ít làm đáp án sẽ khác đi, nhắm mắt làm giống đề cũ là chết.

Có nhiều câu ko có trong sách và slide mà có trong lời giảng. Nên các bạn gắng đi học đầy đủ, nghe giảng và ghi chép cẩn thận. Điểm 8-9 thậm chí là 10, nằm ở đây. (Đi học phải khác đứa ở nhà ngủ nướng chứ ^^).

Như vậy, các bạn vừa đạt điểm cao mà cũng vừa có kiến thức vững chắc, sau này không lo mất căn bản nhé.

Tập trắc nghiệm dày cộm vậy, cộng thêm đề các năm nữa, dò sách hết sao nổi?

—> giải pháp: học nhóm nhé. Kiếm vài đứa bạn được được, cùng chăm chỉ, cùng chí hướng để cùng học và cùng…. chơi. Chia ra mà làm rồi trao đổi. Rất vui mà hiệu quả.

th%25E1%25BB%259Di%2Btrang%2Banh%2Bv%25C5%25A9%2B%25281%2529

Đừng hơn thua với nhau, có chi hay cứ mạnh dạn chia sẻ cho cả lớp, thậm chí cả khoá, cả trường, giúp nhau học tập. Cho đi rồi sẽ nhận lại, không mất vào đâu cả. Ích kỷ thì khó mà tiến bộ hay sau này cũng sẽ thất bại mà thôi, vì mình sống trong XÃ HỘI loài người mà. ^^

– Đối với các em năm 1: chú trọng môn Giải Phẫu nhé. Môn này mở đầu cho những kỳ thi lại và khiến không ít bạn suy sụp, từ tự hào vì những con điểm thi ĐH trở nên thất vọng bản thân và chán đời ghê gớm. Tuy nhiên, đừng lo nhé. Áp dụng cách học chung như trên. Ngoài ra phần thực hành Giải Phẫu cần chú ý:

Chăm chú nghe Thầy cô giảng trên mô hình, quay phim lại (nên xin phép các Thầy Cô trước khi quay), chụp ảnh các mô hình, về nhà nghe lại clip quay được, đối chiếu sách, atlas để chú thích ngay trên ảnh kẻo quên, chia ra với bạn mà làm cho nhanh và tránh sai sót. Rất có ích cho những kỳ thi chạy trạm hồi hộp đến nghẹt thở.

Chú ý, các bạn đi học KHÔNG ĐƯỢC mang áo Blouse ra đường, chỉ mặc trong khuôn viên trường và bệnh viện. Việc mặc ra đường chẳng có ý nghĩa gì cả, ngược lại rất xấu và rất mất hình tượng, khiến nhiều người chê ghét, chẳng hay ho gì. Bạn nào đến sớm thì trực nhật cái phòng, cái bảng, bàn của Thầy cô cho đàng hoàng, sạch sẽ để Thầy cô có cảm hứng dạy, sinh viên có cảm hứng học.
Cần chú trọng xương, xác của những người đã mất, họ đã cống hiến cho khoa học, không phải ai cũng làm được điều này. Thành ra ngoài mục đích học tập ko nên đùa giỡn, chụp ảnh để khoe facebook. Người mất họ sẽ không vui đâu.

– Chú trọng Ngoại ngữ ngay từ đầu. Ưu tiên English nhé. Bạn nào có căn bản tiếng Pháp ngay từ đầu thì học tiếp, nhanh chóng lấy bằng B1, B2. Rồi chuyển qua học tiếng Anh căn bản, phát âm, luyện IELTS. Các bạn ko có tiếng Pháp thì ngay từ đầu bay vào tiếng Anh không cần suy nghĩ. Đó là ngôn ngữ toàn cầu, sách ngoại văn, du học,… Học sớm và nghiêm túc sau này rất lợi thế. Nên nhớ, tự học vẫn là yếu tố cốt lõi. Đi học thêm về vứt đống chẳng được cái gì cả.

th%25E1%25BB%259Di%2Btrang%2Banh%2Bv%25C5%25A9%2B%25282%2529

– Sinh viên trường mình có truyền thống tiền bối – hậu bối. Các anh chị sinh viên đi trước luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn đi sau. Ngược lại các bạn nhỏ hơn cần tôn trọng người đi trước.

– Đối với các bạn sẽ, đang và đã đi lâm sàng: các bạn cần tôn trọng và lắng nghe người trên. Không ai là hoàn hảo, và tất cả cũng còn phải đi học, mà Y khoa là học cả đời. Có sai sót thì cũng góp ý cho nhau, giúp nhau cùng tiến bộ, có cái này mình biết mà người ta không biết và ngược lại. Đừng kiêu mạn khi mình biết và đừng chán nản, né tránh hay tự ái khi mình chưa biết. Khiêm tốn luôn là đức hạnh giúp mình có những mối quan hệ tốt đẹp, bền lâu và học hỏi được vô vàn điều quý giá; kiêu mạn chỉ làm mình cô độc và bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ban đầu đi lâm sàng, việc làm bệnh án còn nhiều khó khăn và sai sót, nhưng đừng nản chí, những buổi giao ban lâm sàng các Thầy Cô sẽ hướng dẫn, chỉnh sửa tận tình, tham khảo bệnh án của mấy anh chị và hỏi thêm trong các buổi đi trực sẽ giúp các em lấy lại sự tự tin. Đi học lâm sàng và trực gác cần nghiêm túc. Hãy là người chủ động, đừng chờ đợi Thầy Cô và ngưng than vãn. Luôn có cơ hội cho các em thực tập, quan trọng các em có chịu mở cánh cổng và bước vào hay không. Suốt ngày ngồi hành lan chém gió mà cứ đòi hỏi rồi than vãn. Vô duyên!

– Đừng bao giờ cho mình tài giỏi hơn người, hơn các bạn khoa khác hay hơn sinh viên trường khác. Mỗi môi trường có một cách học và sự hiểu biết riêng. Mình biết chuyên môn Y khoa chứ đâu biết về lập trình hay những con số của những người học kinh tế,… Nói hơi quá một chút chứ đi đâu mà nghe các bạn trẻ nói tiếng to, cười nói giữa đám đông “tự tin” là biết ngay sinh viên Y khoa. Kiềm hãm sự tự hào lại, theo nó, bạn sẽ mất nhiều thứ.

– Đừng vùi đầu vào những trang sách, mà hãy tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, CLB, đội, nhóm, chơi thể thao,… Cân bằng giữa học và chơi sẽ hiệu quả hợ và đem lại nhiều lợi ích, kiến thức, kỹ năng.

– Về ý thức:

+ Đừng xả rác bừa bãi. Cái này nói nhiều rồi mà sinh viên trường mình ý thức tệ quá. Chỗ công cộng hay đặc biệt trường lớp thì cũng nên xem như nhà mình. “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Có sạch sẽ học mới dễ vào, mới có môi trường trong lành để sinh hoạt, vui chơi.

+ Đi học có mệt hay buồn ngủ, không muốn nghe giảng cũng đừng làm ồn trong khi có giảng viên đứng lớp, ảnh hưởng đến bạn khác và làm người đứng giảng mất hứng. Lớn rồi, đừng để vấn đề này biến mình thành người thiếu văn minh. Học xong ra về sớm cũng đừng làm ồn dọc hành lan mà ra sân hẵng nói chuyện cười đùa, lớp khác còn đang học. Điều này rất là khó chịu.

M%25C3%25A0u%2B%25C4%2591%25C3%25A0o%2BN%25C3%25A9t%2Bv%25E1%25BA%25BD%2Bc%25E1%25BB%258D%2BNhi%25E1%25BA%25BFp%2B%25E1%25BA%25A3nh%2BBi%25E1%25BB%2583u%2Btr%25C6%25B0ng%2B%25284%2529

+ Đi lâm sàng thì để ý đến tâm trạng bệnh nhân, đừng nghe bệnh hay một cái giành nhau đứa nghe đứa sờ đứa bóp đứa hỏi. Nếu mình là bệnh nhân, chắc mình cũng độn thổ. Lần này bạn mình khám thì cứ nhường bạn khám trước, chiều đi học mang cái áo blouse theo, học xong ghé qua BV tiếp xúc lại BN, xin khám, chẳng mất vào đâu cả mà học đc nhiều điều, nhất là học kỹ năng tiếp xúc và trấn an, làm dịu tinh thần Bn sau một ngày bị khám te tua. Nhớ đừng giải thích tào lao với bệnh nhân về bệnh của mình khi kiến thức còn hạn hẹp, và đừng nói chuyện bệnh này nặng bệnh kia nhẹ trước mặt bệnh nhân và người nhà.

Hãy nhớ mình vẫn còn là sinh viên, chưa phải là BS, đừng có ta đây này nọ với họ. Họ ko cho khám thì cũng giơ mắt ngó. Lịch sự, lễ phép là điều tiên quyết khi tiếp xúc.

+ Đừng ra ngồi hành lan bệnh viện cười đùa, nói chuyện quá trớn, quá to, hay thậm chí mặc áo blouse mà nằm ngủ. Nhìn mất hình tượng lắm ma bị bảo vệ, hộ lý đuổi thì đừng có than trách.

+ Giảng đường giao ban chật hẹp, sinh viên đông. Kính trên nhường dưới, chia sẻ nhường nhịn lẫn nhau để có một môi trường học tập thân thiện và hiệu quả.

Nhiều quá rồi, có gì nảy ra trong đầu mình sẽ viết và bổ sung sau nhé

Comment: Các bạn nghĩ gì về những chia sẻ này ? Hãy comment phía dưới cho mọi người cùng biết nhé.

Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap