Ống phúc tinh mạc

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

ỐNG PHÚC TINH MẠC

word image 31 e1602001943502

 

Đại cương:

Ống phúc tinh mạc hình thành trong thời kỳ bào thai do sự di chuyển của tinh hoàn ở trẻ nam hoặc dây chằng tròn ở trẻ gái.

Sau khi sinh ra:

Bé trai ống phúc tinh mạc biến thành dây chằng Cloquet. o Bé gái ống phúc tinh mạc biến thành ống Nuck.

Trẻ sinh ra đủ tháng đủ ngày hiếm khi thấy tắc. Còn hầu như tất cả những bé đẻ non đều có nguy cơ bị dị tật còn ống phúc tinh mạc.

Hỏi bệnh:

Tuổi thai khi sinh:

Nếu trẻ đẻ non, nếu tồn tại ống phúc tinh mạc thì thường tồn tại cả 2 bên.

Những trẻ đủ tháng đủ ngày nếu có 1 lý do nào đó ống phúc tinh mạc mở ra thì thường chỉ tồn tại 1 bên mà thôi.

Hơn nữa, những đứa đẻ non thì có thể có kèm theo dị tật thoát vị rốn.

Tuổi phát hiện

Trẻ sinh ra đã bị rồi: trẻ có thể bị 2 bên, và coi chừng có thêm thoát vị rốn, cần chú ý để điều trị triệt để cho bé.

Phải 3- 4 tuổi mới bị có ống này: thường chỉ bị 1 bên.

Lý do vào viện:

Trẻ nhỏ: có thể bố mẹ tắm cho trẻ và phát hiện ra.

Trẻ lớn hơn: nhân 1 đợt khám sức khỏe.

Hoặc có thể vào viện vì 1 biến chứng của thoát vị.

Khám thực thể:

Bìu.

Bẹn.

Soi đèn:

Nếu có hiện tượng thấu quan: chứng tỏ bên trong là nước, đây là 1 tràn dịch màng tinh hoàn.

Nếu không có hiện tượng thấu quang: chứng tỏ bên trong là tạng, đó là thoát vị bẹn.

Chú ý nghiệm pháp lăn thừng tinh (chú ý nghiệm pháp này chỉ làm ở trẻ con, còn nghiệm pháp đút tay lọt qua lỗ bẹn nông thì chỉ áp dụng được cho người lớn).

Nghiệm pháp dương tính khi thấy tiếng sột soạt dưới tay.

Chứng tỏ còn tồn tại ống phúc tinh mạc giãn ra.

1 cách để phân biệt thoát vị bẹn và tràn dịch màng tinh hoàn:

Thoát vị bẹn: tạng xa xuống đẩy tinh hoàn xuống phía dưới, cho nên có thể sờ được tinh hoàn ở cực dưới.

Tràn dịch màng tinh hoàn: Tinh hoàn như 1 hòn đá lơ lững trong nước, nên không sờ được tinh hoàn ở cực dưới.

Cận lâm sàng: a. Siêu âm:

Nếu thoát vị bẹn: thì siêu âm thấy tinh hoàn bị đẩy lệch xuống phía dưới.

Nếu là tràn dịch màng tinh hoàn: siêu âm thấy tinh hoàn trôi lơ lững trong ổ dịch.

Thái độ sử trí:

a. Trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn hoặc nang thừng tinh:

Trẻ <2 tuổi:

Không mổ.

Theo dõi cái đã.

b. Trường hợp thoát vị bẹn:

Nếu đã có chẩn đoán rồi thì mổ sớm nhất có thể, vì trong thời gian đó, biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Có thể trì hoãn 1- 2 tuần, nhưng phải dặn bố mẹ của trẻ theo dõi kỹ các triệu chứng của 1 thoát vị bẹn:

Bìu sưng to không giảm.

Trẻ khóc dữ dội.

Đau, nôn, bí, chướng.

“Trong trường hợp chưa thể mổ được vì 1 lý do nào đó, có nên cho trẻ mặc quần lót chật, hoặc băng hình chữ T để tạo 1 áp lực vào lỗ bẹn và tinh hoàn để hạn chế sự sa xuống của các tạng trong ổ bụng, tránh thoát vị không?” Trả lời: Không

Nó sẽ hạn chế sự tự bình chỉnh của tinh hoàn theo nhiệt độ của môi trường bên ngòai để đảm bảo nhiệt độ tinh hoàn luôn nhỏ hơn 0.5 – 1o so với cơ thể.

Khi trẻ chạy nhảy, vì 1 lý do nào đó, ruột sa xuống lỗ thoát vị, khi đó quần lót chật, băng chữ T sẽ là lý do gây ra thoát vị nghẹt, khi đó càng nguy hiểm hơn.

Nếu bố mẹ trẻ khai là khi trẻ chạy nhảy hoặc khóc thì bìu to hơn, khi nó nghỉ ngơi thì bìu nhỏ lại, vậy có nên khuyên họ là hạn chế trẻ chạy nhảy không?

Có nên, nhưng có điều là mình không thể hạn chế bọn nó.

Người lớn chỉ có vai trò theo dõi.

Nguyên tắc điều trị:

Thắt cao ống phúc tinh mạc, ngay vị trí lỗ bẹn sâu.

Lưu ý:

Đây là 1 phẩu thuật đơn giản, nhưng biến chứng rất dễ xảy ra, cho nên phẩu thuật này chỉ dành cho những phẩu thuật viên có kinh nghiệm.

Biến chứng quan trọng là tắt ống dẫn tinh, mổ càng nhỏ thì nguy cơ tắc ống dẫn tinh càng cao (nghiên cứu cho thấy chỉ cần kẹp Kocher 2 lần vào thì tỉ lệ tắc ống dẫn tinh là 50%).

1 số trường hợp triệu chứng chỉ rõ 1 bên thôi, nhưng nếu trẻ đẻ non thì khi mổ bên đó, phải đút ống nội soi qua lỗ bẹn bên đối diện kiểm tra, nếu có tồn tại ống đó nữa thì mổ tiếp bên đó, nếu không thì thôi, mổ và đóng vết thương.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap