ỐNG SONDE – ỐNG DẪN LƯU:
Ống sonde:
Cứng hoặc mềm.
Đặc hoặc rỗng.
Dùng đưa vào các đường, các khoang bệnh lý hoặc các đường tự nhiên trong cơ thể với mục đích chẩn đoán và điều trị.
Có thể dẫn lưu cũng có thể bơm các chất vào bên trong cơ thể với mục đích chẩn đoán và điều trị.
Dùng để nóng các đường tự nhiên của cơ thể
Vd: Ống hegar trong nong cổ tử cung, ống benique nong niệu đạo ( ống thông đặc).
Ống thông rỗng:
Hút dịch hoặc bơm các chất vào cơ thể: bơm thuốc cản quang, ống thông vào tim để chụp buồng tim, ống thông đầu có rọ ( ống Dormia) dùng để lấy sỏi mật, ống thông có bóng ở đầu để lấy máu trong lòng mạch ( Forgaty).
Ví dụ như:
Sonde foley có thể làm ống sonde khi thông đái, có thể dẫn lưu nước tiểu, có thể
vừa bơm thuốc cản quang khi cần. Nhưng cũng có thể dẫn lưu đặt trong bàng quang khi làm thủ thuật mở bàng quang.
Các loại ống sonde thường dùng:
Sonde tiểu:
Sonde nelaton: thường để dẫn lưu nước tiểu tạm thời: rút ngay sau đó.
Sonde Bequille: đầu ống sonde thon lại và vếch lên dùng đặt sonde tiểu trong u xơ tiền liệt tuyến.
Sonde Malicot: đầu có 3 ngạch.
Sonde Pezzer: đầu phình có 3 lỗ dùng mở thông bàng quang.
Folley 2 nòng: có bóng, có tác dụng cố định sonde.
Folley 3 nòng:1 đường ra của nước tiểu – 1 đường để xúc rửa bàng quang.
Ống thông đường mật:
Ống dẫn lưu Kehr: hình chữ T – mềm mại, không lão hóa, với 2 ngành ngắn được đặt trong ống mật chủ. Ngành dài được đưa ra ngoài qua da, cố định vào thành bụng.
Tác dụng:
=>Dẫn lưu 1 phần mật ra ngoài.
=>1 phần xuống tá tràng
giảm áp lực đường mật => tránh bục chỗ khâu
ống mật chủ.
Theo dõi sự thông thương đường mật ruột bằng cách bơm thuốc cản quang vào ống thông.
Bơm rữa, làm sạch đường mật khi có cặn bẩn.
Phản hiện sỏi, chít hẹp đưongwf mật.
Vị trí đặt sonde Kehr.
Ống thông dạ dày:
Ống Faucher dùng để rửa dạ dày. Tác dụng hút dịch trong dạ dày, giảm áp lực, để miệng nối dễ liền trong cắt dạ dày hoặc nối vị tràng.
Sonde Pezzer ( dẫn lưu chủ động manh tràng).
Đặt dẫn lưu manh trang ra ngoài thành bụng < 2 tuần rút, nếu >3 tuần dễ bị dò thành manh tràng:
RT hoại tử.
Bục miệng nối.
ỐNG DẪN LƯU:
Chỉ cho dịch, khí sinh lý hoặc bệnh lý đọng lại trong các khoang cơ thể chảy theo 1 chiều từ cơ thể ra ngòai.
Để làm sạch ổ đọng dịch.
Gồm 2 loại dẫn lưu:
Dẫn lưu không hút ( dẫn lưu thụ động).
Dẫn lưu có hút ( dẫn lưu chủ động) => tạo 1 lực hút liên tục cho hệ thống ( ống dẫn lưu được nối với 1 chai vô trùng đã hút không khí tạo áp lực âm) => điển hình là dẫn lưu màng phổi.
Hoặc phân loại thành:
Dẫn lưu ra ngoài: dịch hoàn toàn chảy ra ngoài.
Dẫn lưu vào trong: dịch vẫn còn ở trong cơ thể: não thất, ổ bụng.
Hỗn hợp: vừa ngoài, vừa trong ( dẫn lưu Kehr).
Mục đích dẫn lưu:
Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng sau mổ.
Dẫn lưu dịch đọng.
Dẫn lưu mủ.
Dẫn lưu khoang màng phổi: khi có khí và dịch => khoang màng phổi sẽ mất áp lực âm.
Dẫn lưu bảo vệ: giảm áp, miệng nối sẽ liền nhanh.
Biến chứng dẫn lưu:
Nhiễm trùng ngược dòng.
Loét chân ống dẫn lưu ( để lâu ngày).
Tắt ống dẫn lưu.
Đứt ống dẫn lưu khi hút.
Thời gian để ống dẫn lưu:
Phụ thuộc và mục đích của việc dẫn lưu: không còn tác dụng thì rút.
Thời gian chảy máu, dịch rỉ viêm sau mổ: 24-48h.
Bảo vệ miệng nối ( ví dụ ống Kehr có thể để 15ngày).
Dẫn lưu màng phổi: hết dịch, hết khí thì rút ngay để tránh nhiễm trùng ngược dòng.
Nguyên tắc đặt:
Vô trùng.
Đường đi ngắn nhất.
Không đi qua vết mổ.
Vị trí thấp nhất vì dịch chảy ra từ cao xuống thấp.
Hệ thống theo dõi phải trong suốt, dễ quan sát, không bị đè ép.
Cố định tốt ống dẫn lưu.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.