Lao phổi (pulmonary tuberculosis) là một bệnh lý thường gặp trên thực hành lâm sàng. Hiện tại, các tài liệu bàn luận về lao phổi rất nhiều, rất hay và đầy đủ. Bạn có thể sử dụng tài liệu lao phổi của trường, cũng như các khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị lao phổi của bộ Y tế mà không cần phải đọc các tài liệu liên quan nào khác trên các trang web y học hay tạp chí y học lớn làm gì cả!
Việc trình bày tất cả những thứ liên quan đến cái con vi khuẩn này tỏ ra khá không phù hợp, vì nếu trình bày như vậy ở bài viết này bởi vì có rất nhiều thứ để bàn luận. Bởi vì bệnh lao ngoài lao phổi ra thì còn các thể lao ngoài phổi (ví dụ: lao màng phổi, lao màng bụng, lao màng não, lao xương khớp, lao thận, lao hạch…). Để tìm hiểu thêm về các thể lâm sàng khác của bệnh lao, bạn có thể tham khảo thêm phần tài liệu tham khảo bên dưới.
Trong bối cảnh bài viết này, tôi sẽ bàn luận những vấn đề thường gặp về Lao phổi trong thực hành lâm sàng dưới cái nhìn của một bác sĩ đa khoa (mà đúng hơn là bác sĩ khoa nội). Bệnh nhân lao phổi thường nhập viện vì một bệnh lý khác trên nền bệnh lao. Lao phổi không quá nguy hiểm ở trong giai đoạn nhập viện lần này.
Trong trường hợp bệnh nhân Lao nhập viện tại bệnh viện Phổi thì đó không thuộc phạm vi của bài viết này. Để có được cái nhìn như bác sĩ chuyên khoa Lao, bạn cần thực hành lâm sàng nhiều tại Khoa Lao của bệnh viện Phổi. Với một bác sĩ đa khoa, điều này phải mất nhiều thời gian và không quá cần thiết nếu bạn không theo chuyên khoa Lao.
Nào, chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé!
Đầu tiên, bạn có thể xem video này để có cái nhìn tổng quan về Lao phổi:
Đôi nét về vi khuẩn Lao
Vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacteriaceae, dài từ 3-5 µm, rộng 0.3-0.5 µm, không có lông, hai đầu tròn, thân có hạt, chúng đứng riêng rẽ hoặc thành đám trên tiêu bản nhuộm Ziehl-Neelsen (ZN), không bị cồn và acid làm mất màu đỏ của Fuchsin.
Tiêu bản nhuộm Ziehl–Neelsen (vi khuẩn lao bắt màu đỏ trên nền xanh methylen)
Vi khuẩn lao là vi khuẩn gram dương và được gọi là “trực khuẩn kháng acid – cồn”.
Kháng acid – cồn có nghĩa là gì?
Có nghĩa là không bị diệt bởi acid và cồn ở nồng độ diệt được vi khuẩn khác, không bị acid – cồn tẩy màu trong quá trình nhuộm màu.
Có được điều này là do cấu trúc thành tế bào chỉ chứa một số lượng nhỏ peptidoglycan, nhưng chứa nhiều lipid, tạo nên tính kháng cồn – acid.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com