Cường giáp là bệnh cảnh lâm sàng rất thường gặp tại khoa nội tiết, chiếm phần lớn trong các bệnh của tuyến giáp.
Bệnh nhân thường vào viện với lý do mất ngủ, khó chịu trong người hoặc sụt cân.
Cường giáp có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng hầu hết là do bệnh basedow (chiếm 90% tổng số bệnh nhân cường giáp). Chính vì vậy, trong bài viết này tôi sẽ nói chủ yếu về bệnh basedow.
Hi vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có đủ vốn kiến thức để thực hành lâm sàng như cách hỏi bệnh, thăm khám, và chẩn đoán được ngay tại giường bệnh.
Giải phẫu và sinh lý tuyến giáp
Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về cường giáp thì chúng ta cùng ôn lại một số điểm quan trọng về sinh lý và giải phẫu của tuyến giáp.
Nắm kĩ được sinh lý và giải phẫu thì bạn sẽ dễ dàng giải thích được cơ chế của các triệu chứng cường giáp.
Bạn có thể tham khảo giải phẫu – sinh lý tuyến giáp tại đây.
Định nghĩa
Cường giáp là bệnh gì?
Cường chức năng tuyến giáp hay cường giáp là thuật ngữ để chỉ tình trạng tuyến giáp tăng tổng hợp và giải phóng hormon. Khi nồng độ hormon tuyến giáp lưu hành trong máu tăng cao sẽ tác động gây rối loạn chức năng của các cơ quan và tổ chức trong cơ thể dẫn đến nhiễm độc hormon tuyến giáp.
Nhiễm độc giáp là gì?
Nhiễm độc giáp là thuật ngữ để chỉ những biểu hiện sinh hóa, sinh lý của cơ thể gây ra do dư thừa nồng độ hormon tuyến giáp lưu hành trong máu.
Nguyên nhân
Bạn cần nhớ là một số rối loạn khác nhau có thể gây ra cường giáp. Điều quan trọng là chúng ta cần phải xác định đúng nguyên nhân vì liệu pháp điều trị thích hợp phụ thuộc vào nguyên nhân, cơ chế cơ bản của cường giáp.
Từ quan điểm về sinh lý bệnh học, cường giáp là kết quả của hai cơ chế khác nhau. Bây giờ chúng ta cùng đi vào tìm hiểu các nhóm nguyên nhân gây cường giáp. Dựa theo sinh lý bệnh học có thể xếp loại cường giáp thành hai nhóm chính, đó là cường giáp do tăng sự kích thích và cường giáp tự chủ.
Cường giáp do tăng sự kích thích
Cường giáp do kích thích nghĩa là tuyến giáp chịu sự tác động của một yếu tố nào đó làm chúng tăng sinh và tăng tiết hormon giáp. Sau đây là một vài nguyên nhân:
– Bệnh Basedow (bệnh Grave).
– Chữa trứng hoặc choriocarcinoma (carcinoma đệm nuôi), u quái giáp buồng trứng (struma ovarii).
– Adenom thùy trước tuyến yên tiết quá nhiều TSH.
– Ngoại trừ adenom thùy trước tuyến yên, tất cả các trường hợp còn lại đều có nồng độ TSH thấp do bị ức chế bởi lượng hormon tuyến giáp quá nhiều lưu hành trong máu.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com