Rối loạn nhịp là nhóm bệnh hay gặp nhất trong các bệnh về tim mạch, trong đó rung nhĩ (Atrial fibrillation) chiếm phần lớn.
Trên lâm sàng, bạn sẽ gặp rất nhiều bệnh nhân rung nhĩ. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm lâm sàng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về rung nhĩ, nắm được những kiến thức cần thiết để vận dụng trên lâm sàng.
Trước tiên bạn nên xem video này để có kiến thức cơ bản về rung nhĩ:
Nhắc lại giải phẫu – sinh lý của hệ thống dẫn truyền của tim
Nếu bạn muốn hiểu hơn về rung nhĩ thì cần phải nắm vững giải phẫu và sinh lý về hệ thống dẫn truyền. Cũng như bạn muốn xây nhà cao thì phải có nền móng vững chắc.
Nút xoang nhĩ
Nút xoang nhĩ nằm ở vùng cao phần thành bên của nhĩ phải ngay dưới tĩnh mạch chủ trên, dài 10 – 20 mm, rộng 2-3 mm, cách màng ngoài tim khoảng 1mm.
Đây là vị trí tạo nhịp chính của tim, xung điện được dẫn truyền ra khỏi nút xoang để khử cực tầm nhĩ. Nút xoang được phân bố rất nhiều các sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm, làm thay đổi tốc độ khử cực, từ đó điều khiển nhịp tim.
Hoạt động điện từ nút xoang lan tỏa ra phần còn lại của nhĩ phải và nhĩ trái thông qua hệ thống dẫn truyền đặc biệt, bao gồm cả bó Bachmann
Nút nhĩ thất
Nằm ở nhĩ phải phía trước lỗ đổ vào của xoang vành, nằm ngay trên lá vách của van ba lá.
Là con đường dẫn truyền xung động duy nhất xuống tâm thất, thông qua bó His. Giống như nút xoang, nút nhĩ thất được phân bố rất nhiều các sợi giao cảm và phó giao cảm.
Hệ thống His-Purkinje
Xung điện được dần truyền tới phần trên của vách liên thất thông qua bó His.
Sau đó sẽ được chia thành hai nhánh: Nhánh phải tiếp tục đi xuống ở mặt phải của vách liên thất tới mỏm thất phải và chân của cơ nhú trước. Nhánh trái chia thành hai phân nhánh trước và sau.
Các bó nhánh trái và phải sẽ tận cùng bằng các sợi Purkinje, hình thành mạng lưới ở bệ mặt nội tâm mạc, như vậy xung động có thể được truyền gần như cùng lúc tới cả thất trái và thất phải, đảm bảo sự đồng bộ cơ học của hai thất.
Vì sao nút xoang lại có vai trò làm chủ nhịp của tim?
Vì các sợi tự tạo nhịp trong nút xoang tạo ra điện thế hoạt động từ 70 – 80 lần/phút. Còn ở nút AV hay bó His thì các tế bào cũng có thể tạo điện thế hoạt động nhưng không nhanh bằng nút xoang.
Do điện thế hoạt động từ nút xoang lan truyền qua hệ thống dẫn truyền và kích thích nút AV và bó His trước khi các vùng đó có thể tự tạo ra điện thế hoạt động nên nút xoang đóng vai trò là máy tạo nhịp tự nhịp của tim.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com