Suy giáp (hypothyroidism) là một bệnh lý thường gặp tại khoa nội tiết, chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các bệnh lý của tuyến giáp.
Bệnh nhân suy giáp vào viện với nhiều bối cảnh khác nhau do khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Vì tỷ lệ bỏ sót suy giáp trên lâm sàng cũng không hề nhỏ nên chúng tôi viết bài này nhằm giúp bạn có thể nhận biết được những dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân suy giáp để không bỏ sót khi thăm khám bệnh nhân.
Nhắc lại sinh lý giải phẫu của tuyến giáp
Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về suy giáp thì chúng ta cùng ôn lại một số điểm quan trọng về sinh lý và giải phẫu của tuyến giáp.
Nắm kỹ được sinh lý và giải phẫu thì bạn sẽ dễ dàng giải thích được cơ chế của các triệu chứng của suy giáp.
Bạn có thể tham khảo giải phẫu – sinh lý tuyến giáp tại đây.
Suy giáp là gì?
Suy giáp là tình trạng giảm chức năng tuyến giáp dẫn đến sự thiếu hụt tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp.
Danh pháp tương tự: Thiểu năng tuyến giáp, nhược năng tuyến giáp.
Theo bạn, suy giáp có nguy hiểm không?
Suy giáp có thể không gây ra các triệu chứng đáng chú ý trong giai đoạn đầu. Theo thời gian, suy giáp không được điều trị có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau khớp, vô sinh và bệnh tim.
Theo bạn, suy giáp có điều trị khỏi hẳn không?
Nếu bệnh nhân bị suy giáp tạm thời (ví dụ: suy giáp do thuốc kháng giáp) bệnh nhân trong quá trình điều trị đạt về trạng thái bình giáp thì chúng ta có thể cân nhắc ngưng thuốc trong một khoảng thời gian, tuy nhiên cần xét nghiệm chức năng tuyến giáp định kì để kiểm tra.
Còn nếu bệnh nhân bị suy giáp vĩnh viễn (cắt tuyến giáp trong ung thư tuyến giáp) thì phải dùng thuốc suốt đời.
=> Cho nên suy giáp có thể điều trị khỏi hoàn toàn hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy giáp.
Suy giáp cần điều trị bằng việc bổ sung hormon tuyến giáp. Việc điều trị bằng hormone tuyến giáp tổng hợp thường đơn giản, an toàn và hiệu quả khi chúng ta tìm được liều lượng phù hợp cho bệnh nhân.
Phân loại suy giáp theo nguyên nhân
Điều cốt lõi bạn cần phải nhớ là suy giáp có thể do khiếm khuyết ở bất kỳ vị trí nào trong trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp.
+ Trong phần lớn các trường hợp, nó là do bệnh tuyến giáp (suy giáp nguyên phát).
+ Ít gặp hơn là do giảm tiết hormone kích thích tuyến giáp (TSH) từ tuyến yên trước hoặc do giảm tiết hormone giải phóng thyrotropin (TRH) từ vùng dưới đồi.
Vì sao cần phải xác định nguyên nhân của suy giáp ở mỗi bệnh nhân?
Bởi vì đối với suy giáp, nguyên nhân là thứ giúp chúng ta xác định hướng điều trị cho bệnh nhân, cụ thể như sau:
– Suy giáp có thể thoáng qua và không cần hoặc chỉ cần điều trị ngắn hạn, như ở bệnh nhân viêm tuyến giáp không đau hoặc viêm tuyến giáp sau sinh.
– Nó có thể được gây ra bởi một loại thuốc, chẳng hạn như lithium hoặc một loại thuốc có chứa i-ốt, và biến mất khi ngừng thuốc.
– Nó có thể là biểu hiện đầu tiên hoặc duy nhất của bệnh hạ đồi hoặc tuyến yên.
Ngày nay người ta thường chia suy giáp thành bao nhiêu loại?
Trước kia thì người ta chia thành 2 loại là tiên phát và thứ phát. Nhưng bây giờ suy giáp được chia thành 4 loại: Suy giáp tiên phát, suy giáp thứ phát, suy giáp bậc 3, và suy giáp do đề kháng ngoại biên với hormon giáp. Trong đó hầu hết là thuộc loại suy giáp tiên pháp (99%).
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com