Tiếp cận xơ gan trên lâm sàng

Xơ gan (Hepatic Cirrhosis) là hậu quả của nhiều bệnh lý gan mạn tính, được đặc trưng bởi sự xơ hóa và hình thành nốt tân tạo dẫn đến thay đổi cấu trúc tiểu thùy gan bình thường.

Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương gan mạn tính bao gồm nhiễm virus, rượu, nhiễm độc, di truyền hoặc các quá trình tự miễn dịch. Ban đầu, chỉ một phần của gan bị xơ hóa và chức năng gan hầu như bình thường nhưng quá trình viêm gan mạn tính dẫn đến các mô gan còn lại trở nên xơ hóa => dẫn đến mất chức năng gan và phát triển thành xơ gan.

Bệnh nhân có thể vào viện vì các triệu chứng của xơ gan nhưng cũng có khi chỉ phát hiện xơ gan tình cờ qua siêu âm bụng.

Đây là bệnh lý thường gặp nhất khi thực hành lâm sàng tại khoa nội tiêu hóa. Do đó, bạn phải biết cách tiếp cận bệnh nhân xơ gan, từ khám lâm sàng đến chẩn đoán và điều trị.

xo gan

Bạn có thể xem video để nắm kiến thức tổng quan về xơ gan:

Giải phẫu gan và tĩnh mạch cửa

Gan

Gan là tạng to nhất trong cơ thể nằm phía dưới cơ hoành, đối chiếu lên thành bụng gan thuộc các vùng: hạ sườn phải, thượng vị và hạ sườn trái.

word image 105

Về cấu tạo: gan gồm hai thùy chính: thùy trái và thùy phải, được ngăn cách nhau bởi dây chằng liềm.

Gan có 2 mặt: mặt hoành lồi lên áp sát cơ hoành (liên quan phổi, màng phổi, tim, màng tim do đó 1 áp xe gan khi vỡ có thể lan lên phổi) và mặt tạng tiếp xúc với các tạng (các ấn sâu tạo thành rãnh chữ H). Gan chỉ có một bờ là bờ dưới.

Việc nắm rõ giải phẫu gan, đặc biệt là vị trí đối chiếu của gan lên thành ngực sẽ giúp bạn khám gan lớn chính xác hơn.

word image 137

Tĩnh mạch cửa

Tĩnh mạch cửa gồm 3 tĩnh mạch chính:

– Tĩnh mạch lách: nhận máu từ lách, một phần của dạ dày và tuỵ. Chiếm 1/3 tổng số mạch máu của tĩnh mạch cửa.

– Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới: nhận máu ở 1/2 đại tràng trái và trực tràng.

– Tĩnh mạch mạc treo tràng trên: nhận máu toàn bộ ruột non, 1/2 đại tràng phải, một phần máu của tuỵ và dạ dày.

word image 106

Tuần hoàn cửa chủ

Có 4 vòng nối:

– Vòng nối ở tâm vị – thực quản: giữa tĩnh mạch vành vị và tĩnh mạch phình vị lớn của hệ thống cửa với tĩnh mạch đơn (hay tĩnh mạch thực quản dưới thuộc tĩnh mạch Azyggos) của hệ thống chủ, rồi về tĩnh mạch chủ trên. Đây là vòng nối quan trọng nhất.

– Vòng nối ở trực tràng: giữa tĩnh mạch trực tràng trên của hệ thống cửa với tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới của hệ thống chủ, đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.

– Vòng nối ở quanh rốn: giữa tĩnh mạch rốn và ống Arantius của hệ thống cửa với tĩnh mạch thượng vị và hạ vị của tĩnh mạch chủ dưới. Trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa, lưới tĩnh mạch thành bụng phát triển mạnh để nối giữa hai hệ thống.

– Vòng nối sau phúc mạc: giữa tĩnh mạch Retzius của tĩnh mạch mạc treo tràng dưới với tĩnh mạch phúc mạc đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.

Những vòng nối này rất quan trọng giúp bạn giải thích triệu chứng của hội chứng tăng áp cửa.

Sinh lý gan

Gan là một cơ quan quan trọng của người đảm nhiệm rất nhiều chức năng:

1. Tạo mật

2. Chức năng chuyển hóa

3. Chức năng dự trữ

4. Miễn dịch

5. Giải độc

6. Chức năng khác

word image 107

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

44 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap