Bài viết này mình viết không phải chỉ để gửi đến các bạn sinh viên y khoa năm nhất, mà là gửi cho tất cả các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn tân sinh viên sắp bước chân vào ngôi trường đại học.
Chuyện là nghỉ Cô Vy dài quá, công việc thì không ổn định, việc làm lại bấp bênh. Hôm nay mình lại cầm laptop như mọi ngày.
Đã ra trường nhiều năm rồi. Hôm nay rảnh nên mình ghé lên trọ, thấy em sinh viên năm nhất ở phòng trọ kế bên cứ suốt ngày giam mình trong phòng. Mình tưởng nó đang chơi hay làm gì đó. Mình tự hỏi liệu có phải nó đóng cửa để không muốn làm phiền người khác phải không ?
Ngày hôm nay nó mở cửa phòng ra, thấy em nó mình chạy vào bắt chuyện. Hỏi em làm gì mà suốt ngày cứ ở trong phòng mãi thế. Nó trả lời hồn nhiên rằng: Em ôn bài để chuẩn bị thi lại á anh !!!
Mình sững sờ khi nghe tin như vậy. Mình tưởng em nó học tốt lắm chứ!!! Nhưng không ? Em đó là một sinh viên y đa khoa năm nhất, mới vào trường. Sau khi nghe em chia sẻ trong thì mình mới biết được một số nguyên nhân khiến kết quả học tập của em không được tốt, mặc dù em rất chăm chỉ.
Không biết trong số các bạn đang đọc bài viết này có bạn nào như vậy không ? Mặc dù mình rất chăm chỉ, rất chịu khó học tập nhưng kết quả lại không như ý muốn.
Có những bạn sinh viên suốt ngày ăn chơi, học tập nhàn nhạ nhưng điểm số lại cao? Còn những bạn ngày đêm đèn sách nhưng tại sao, tại sao kết quả tốt lại không đến với họ.
Chính vì điều đó, ngày hôm nay mình xin chia sẻ :
Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên năm một đang chập chững bước đi trên con đường đại học có một kết quả tốt trong học tập.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như các bạn cũng đã biết, giữa học cấp 3 và học đại học có 1 sự khác biệt không hề nhẹ, nếu không muốn nói là khác biệt hoàn toàn. Vậy sự khác biệt đó là gì?
Thứ nhất: Đại học là môi trường chuyển giao cao cấp hơn trung học phổ thông. Nói cách khác là nó thay đổi hoàn toàn.
Thứ hai: Ở cấp 3 các bạn quá quen với việc học kiểu: phân thời khóa biểu-đi học theo thời khóa biểu, phân lớp rõ ràng-học theo lớp, có sách giáo khoa chung-học trong sách đó.
Ở cấp ba các bạn đã thuộc lòng cách học như vậy rồi. Để lên đại học các bạn lại bỡ ngỡ!!!
Ôi, một môi trường xa lạ, bạn bè xa lạ , một vùng đất xa lạ, một ngôi trường xa lạ. Trường gì mà rộng thế này? Thầy nào là thầy mình? Cô nào là cô mình? Hôm nay học môn gì? Lớp mình ở đâu?… Rất rất nhiều câu hỏi cứ hiện lên trong đầu các bạn như vậy.
Chính vì những điều đó vô tình làm cho các bạn có một tâm lí e sợ, hoang mang.
Để rồi đến kì thi cuối kì các bạn bị vùi dập? Tài liệu học ở đâu? Nên học theo cái nào? Tại sao vấn đề thầy cô nói mà sách không có? Mấy slide thầy cô giảng sao lại không để mình chép cho kịp.
Rất rất nhiều nguyên nhân khiến cho một số lượng lớn các tân sinh viên mới vào trường có kết quả năm đầu của mình không tốt. Trong khi một số tân sinh viên khác lại có một kết quả xuất sắc. Các bạn có tự hỏi tại sao, tại sao lại như vậy không? Mình sẽ trả lời thay cho các bạn nhé.
Thứ nhất: Chuẩn bị vững tâm lí khi bước chân vào đại học.
Thắng thua là do tâm lí. Cho dù bạn chuẩn bị có tốt đến mấy nhưng tâm lí của bạn không vững vàng thì mình dám chắc khi thử thách đến bạn sẽ gục ngã.
Với tư cách là một đứa sinh viên học Y cũng đã ra trường được nhiều năm. Mình đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Mình biết rõ, một số bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên xa nhà, khi bước chân vào một vùng đất mới cảm thấy mình xa lạ và cô độc. Một vùng đất mới, một văn hóa mới, một giọng nói mới, chưa kể là có biết bao nhiêu thay đổi mà đôi khi chính bạn cũng không nhận ra được. Nếu vô tình tạo thành áp lực thì sẽ gây ra nỗi bất an tâm lí cho bạn.
Vì vậy, bạn phải mạnh mẽ, phải gồng mình lên chiến đấu với sự cô đơn, sự xa lạ. Phải chấp nhận làm quen với chúng. Lâu rồi bạn sẽ quen thôi. Thời gian sẽ khiến bạn trở thành con người gan dạ. Bạn sẽ trở thành một phần của mảnh đất xa lạ đó.
Thứ hai: Xác định rõ mục đích.
Bạn học cái gì? Bạn nên giỏi cái gì? Bạn nên đầu tư thời gian vào cái nào? Môn học nào bạn yêu thích? Sau này bạn muốn trở thành ai? Sau này bạn kiếm được bao nhiêu tiền?
Bạn phải tự đặt mình suy nghĩ. Mục đích mình học trong ngôi trường này là gì?Cái nào bạn đam mê? Đam mê đó có tạo cho bạn sự giàu có không?
Mình học đại học mấy năm? Năm nhất thì nên làm gì? Mấy cái này bạn phải xác định rõ.
Mình có mấy đứa bạn học đại học, hỏi mày sau này làm gì, chọn chuyên khoa gì, cơ hội sau này sao? Chính nó cũng không biết câu trả lời luôn. Có phải mấy đứa đó sống không có mục đích không? Đặt đâu ngồi đó, hòa vào trend, không biết mình là ai. Thật là tai hại.
Theo sự hiểu biết của mình thì đại đa số các trường đại học, năm nhất, năm hai thì đều học những môn cơ sở. Những môn này nói thật ra các bạn học cho biết, nắm cái tổng quát. Năm một phải xác định học những cái này chủ yếu, mình nói đến chủ yếu nhé!!! Chủ yếu điểm cao thôi các bạn à.
Vì vậy bạn cần xác định phải làm thế nào để đạt điểm cao mà không mất nhiều sức? Có phương pháp học nào hay không? Các bạn đọc tiếp để hiểu rõ nhé.
Thứ ba: Làm thế nào để học tập hiệu quả ?
Chắc hẳn các bạn cũng đã search google đủ các kiểu như thế này rồi? Làm sao để học tập hiệu quả? Phương pháp học tốt? How to study effectively? Những cụm từ khóa này trên google trả về hàng tỉ kết quả. Nhưng mình biết số lượng người search thì nhiều còn số lượng thực hiện thì rất ít, chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Vậy thì đâu là phương pháp học tập hiệu quả?
Câu trả lời là: Không có phương pháp nào cả. Không có một cách nào cả để áp dụng thành công cho tất cả mọi người. Nhưng chúng ta có thể áp dụng theo một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc số 1: Nỗ lực
Nguyên tắc số 2: Tạo một thói quen
Nguyên tắc số 3: Tự tạo deadline, bắt buộc mình phải hoàn thành công việc trước thời hạn của deadline.
Nguyên tắc số 4: Tự khen thưởng cho mình khi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.
Nguyên tắc số 5: Lặp lại 4 nguyên tắc trên.
Thứ tư: Liên tục mở rộng mối quan hệ.
Như các bạn cũng biết, sinh viên năm nhất thường thiếu rất nhiều kinh nghiệm, vì vậy mở rộng mối quan hệ là chìa khóa tốt để cân bằng lại sự thiếu hụt kinh nghiệm cho mình. Vậy mở rộng mối quan hệ bằng cách nào? Có hai hướng mà đa số mình thấy các bạn hay áp dụng.
-Kết bạn với những người khác cùng lớp, cùng sở thích, cùng chí hướng.
-Làm quen, tiếp cận với anh chị khóa trên , tiếp cận làm quen với mentor giàu kinh nghiệm.
Kết bạn với bạn bè tốt thì khá dễ, còn làm quen tiếp cận với mentor có lợi cho mình sau này thì khá khó. Các bạn phải cố gắng tiếp cận mentor, họ là những người thầy giúp bạn thành công trong lĩnh vực của mình sau này.
Thứ năm: Học tập một cách thông minh.
Đối với các bạn sinh viên năm nhất, các bạn vẫn cứ lầm tưởng học đại học với học ở trường cấp 3 là như nhau. Điều đó là tai hại. Bạn không nên vùi đầu vào việc học với mong muốn học giỏi và điểm sẽ cao. Mình tôn trọng sự nỗ lực của các bạn. Các bạn nên tinh tế trong việc học? Học những thứ có lợi cho mình, những thứ sẽ giúp mình sau này chứ đừng đâm đầu vào những kiến thức sáo rỗng và khó áp dụng thực tế. Mình sẽ bày cho các bạn 1 số tips cần biết:
1:Học những thứ khái quát, tổng quan.
Trên thực tế có những cái mình chỉ cần biết là được rồi, không nhất thiết phải hiểu sâu hiểu rộng như giảng viên đâu. Giảng viên họ dạy bạn chứ bạn dạy ai mà phải đào sâu như họ chứ?
2:Vấn đề thi cử.
Bạn không nên đâm đầu vào đọc những cuốn sách toàn lí thuyết suôn như vậy. Bạn nên tìm kiểu những kiến thức, những mục gì có khả năng ra thi.Bởi vì mục đích của bạn là điểm cao chứ không phải là học thuộc sách. Bạn có thể kiếm đề thi cũ, kiếm file trắc nghiệm, hỏi từ các anh chị khóa trên. Nói về mảng này thì trải qua thời gian thì đa số các bạn sẽ có kinh nghiệm thôi!!! Mình tin chắc là vậy.
3. Đọc sách phát triển bản thân và học tiếng anh giao tiếp.
Cái này thì khỏi phải nói rồi. Quá quan trong mà lúc nào bạn cũng nghe, lướt facebook hôm nào cũng thấy.
Bạn thử nghĩ đi? Bạn đi học ở trường bạn đọc sách? Vậy tại sao bạn không mua thêm sách yêu thích để học?
4. Tập luyện thể thao phát triển sức khỏe.
Bạn có thể chạy bộ để tập luyện tim mạch, giảm béo. Những bài tập Cardio sẽ giúp bạn thoải mái và tràn đầy năng lượng. Nhưng nếu bạn muốn đẹp hơn, thì mình khuyên bạn hãy tập Gym nhé. Hãy tập Gym để tạo ra một sự khác biệt thể xác bề ngoài của bạn so với phần còn lại.
5. Tham gia vào câu lạc bộ hoặc tích cực tham gia hoạt động tình nguyện.
Cái này sẽ giúp bạn phát triển kĩ năng mềm. Kiến thức giúp bạn thành công trong công việc còn kĩ năng mềm giúp bạn thành công trong cuộc sống. Bạn hãy nhớ điều đó.
6. Định hình thử xem sau vài năm bạn là ai?
Hãy tưởng tượng, không ngừng tưởng tượng vài năm nữa bạn là ai? Bạn sẽ giàu có như nào? Đó chẳng phải là mơ ước của các bạn sao? Hãy thiết lập mục tiêu dài hạn cho cuộc đời của chính bạn.
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.