Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.
Đây là câu hỏi khá hay trong lâm sàng mà các bạn sinh viên gặp phải. Hôm nay YKHOA247 sẽ giúp các bạn giải quyết chúng.
Đầu tiên đọc qua xíu về aldosteron.
Aldosteron là một corticoid chuyển hóa muối nước (mineralocorticoid) được vỏ thượng thận bài xuất. Giải phóng aldosteron được kiểm soát chủ yếu bởi hệ thống renin – angiotensin – aldosteron.
Aldosteron gây các tác động tại các ống lượn xa, tại đó nó gây tăng tái hấp thu natri và clo đồng thời gây tăng bài xuất kali và ion hydrogen. Hậu quả của các tác động này là làm tăng giữ lại nước và gây tăng thể tích dịch ngoài tế bào. Tác dụng cuối cùng của các thay đổi nồng độ aldosteron là tham gia vào điều hòa huyết áp.
Bằng chứng trên UPTODATE:
Điều trị lợi tiểu
Hầu hết bệnh nhân bị cổ trướng rõ ràng trên lâm sàng sẽ yêu cầu điều trị lợi tiểu ngoài việc hạn chế natri trong chế độ ăn uống. Điều trị lợi tiểu thường bao gồm điều trị bằng spironolactone và furosemide theo tỷ lệ 100: 40 mg mỗi ngày, với liều được điều chỉnh tăng lên khi cần thiết (lên đến 400 mg spironolactone và 160 mg furosemide mỗi ngày). Sợ nhất là giảm V tuần hoàn và RLĐG.
UPTODATE lại nói tiếp:
Phác đồ điều trị thành công nhất đối với bệnh cổ trướng là sự kết hợp giữa spironolactone uống và furosemide , bắt đầu với 100 mg và 40 mg, tương ứng [ 36 ]. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân nhỏ (bệnh nhân nặng khoảng 50 kg trở xuống) với một lượng nhỏ cổ trướng, chúng tôi sử dụng liều thấp hơn (ví dụ, 50 mg spironolactone và 20 mg furosemide). Nếu đáp ứng lâm sàng không rõ ràng sau ba đến năm ngày, hoặc nếu mức độ giảm cân thấp hơn mong muốn, có thể tăng liều tương ứng 100 mg và 40 mg. Điều này có thể được lặp lại nếu cần thiết. Liều khuyến cáo tối đa là spironolactone 400 mg mỗi ngày và furosemide 160 mg mỗi ngày
Các bạn có biết rằng tại sao ở suy tim các bác sĩ nội tim mạch lại cho dùng Furo tiêm tĩnh mạch hay không ? UPTODATE cũng có nói.
Điều quan trọng là không điều trị báng từ cổ trướng xơ gan bằng furosemide tiêm tĩnh mạch , như thường được thực hiện ở bệnh nhân suy tim. Khi bị suy tim, các bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng furosemide tiêm tĩnh mạch vì lo ngại rằng furosemide uống được hấp thu kém. Tuy nhiên, điều này không phù hợp ở bệnh nhân xơ gan vì furosemide đường uống được hấp thu tốt ở những bệnh nhân này.
Ít nhất một thử nghiệm ngẫu nhiên đã chứng minh rằng điều trị đồng thời với cả spironolactone và furosemide có thể giảm cổ trướng nhanh hơn thuốc lợi tiểu đơn lẻ sau đó phối hợp (ví dụ, chỉ dùng spironolactone sau đó thêm furosemide)
DÙNG KHÁNG ALDOS THÌ GÂY TĂNG K+, DÙNG FURO THÌ GÂY GIẢM K+. CƠ CHẾ KIỂU DUNG HÒA.
Thế nhưng ?
Điều thú vị là, spironolactone (một chất đối kháng aldosterone) đơn thuần có hiệu quả hơn so với furosemide đơn độc ở bệnh nhân xơ gan.
Các bạn có thể hiểu đơn giản là gan tổng hợp protein và cũng là nơi thoái giáng aldos. Trong xơ gan thì có hiện tượng cường Aldos nên dùng kháng Aldos đánh vào cơ chế này. Do đó kháng Aldos là đầu tay cũng dễ hiểu. Cũng có thêm nhiều lời giải thích khác nhưng mình chưa tìm hiểu kĩ…
CŨNG NÊN NHỚ: Nếu dùng Furo đơn độc liều cao sẽ làm giảm K+ máu, và sẽ làm tăng NH3 máu và dẫn đến hôn mê gan rất nguy hiểm.
CUỐI CÙNG CÁC BẠN CHỈ CẦN NHỚ LÀ: Phối hợp lợi tiểu tỉ lệ như trên đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả tốt nên các bạn chỉ cần nhớ và làm theo. Không nên đặt câu hỏi này nữa. Mọi việc điều trị đều dựa trên y học bằng chứng, không có chứng cứ thì y học kinh nghiệm.
Chúc các bạn học tốt.
Bài viết được đăng bởi: https://www.ykhoa247.com/
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.