Viêm khớp nhiễm khuẩn

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN

ĐẠI CƯƠNG

Viêm khớp nhiễm khuẩn hay viêm khớp sinh mủ là viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây ra

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn gram dương đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, lậu cầu. vi khuẩn gram âm ít gặp hơn (ecoli, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, haemophilus influenza)

ĐƯỜNG LÂY NHIỄM

Phần lớn theo đường máu xâm nhập vào khớp, có thể theo đường kế cận từ nhiễm khuẩn xương hoặc phần mềm cạnh khớp, có thể sau chấn thương hoặc sau khi làm thủ thuật ở khớp.

CHẨN ĐOÁN

LÂM SÀNG

Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu

Triệu chứng tại khớp : khớp sưng nóng đỏ đau, tràn dịch. Có thể bị 1 khớp hoặc vài khớp

Hội chứng nhiễm trùng toàn thân

Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu

Hội chứng nhiễm khuẩn do lậu cầu : Sốt, lạnh run, ban đỏ và mụn mủ ngoài da kèm triệu chứng viêm khớp và triệu chứng tại bộ phận sinh dục. thường viêm các khớp nhỏ, di chuyển kèm theo viêm bao hoạt dịch – gân ở gối, cổ tay, bàn tay, cổ chân và mắc cá chân.

Viêm khớp thực sự do lậu cầu : Thường tổn thương 1 khớp lớn đơn độc như khớp gối, khớp háng, cổ tay, cổ chân với biểu hiện khớp viêm và có thể tràn dịch

CẬN LÂM SÀNG

Chụp x quang khớp, siêu âm khớp, CT scan hoặc MRI khớp

Dịch khớp làm xét nghiệm : Nhuộm gram soi tươi, cấy vi trùng, kháng sinh đồ , PCR lao

Huyết đồ , CRP ,VS. cấy máu

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Viêm khớp kèm theo

Có ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

Xét nghiệm dịch khớp có mủ ( bạch cầu ≥ 75.000 với hơn 80% là bạch cầu đa nhân trung tính hoặc bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa) hoặc tìm thấy vi khuẩn qua nhuộm gram soi tươi.

Cấy máu hoặc dịch khớp dương tính với vi khuẩn

ĐIỀU TRỊ

Khi chưa có kết quả cấy máu, dịch khớp có thể dùng

Cephalosporin thế hệ 3 như ceftriaxone 1 – 2 g/ 1 ngày hoặc cephotaxim 3g/1 ngày đường tĩnh mạch phối hợp với vancomycin 1g *2 lần ngày

Nếu nhuộm gram soi tươi có cầu khuẩn gram dương

Oxacilline hoặc nafcillin 2g * 4 lần / ngày

Clindamycin 600mg * 4 lần/ ngày

Nếu nghi tụ cầu vàng : vancomycin 1g *2 lần / ngày hoặc glycopeptic (teicoplanin) 400mg ngày đầu và các ngày sau 200mg / ngày (6mg/ kg/ ngày đầu và các ngày tiếp theo 3mg / kg). Nếu nghi nhiễm trực khuẩn mủ xanh thì phối hợp thêm aminoglucoside ( gentamycin 3mg/ kg/ ngày,amikacin 15 mg/ kg/ ngày

Nếu tụ cầu nhạy cảm với KS thì dùng oxacillin hoặc naftacilline hoặc clindamycin như trên. Nếu tụ cầu vàng kháng methicillin thì dùng vancomycin như trên hoặc teicoplanin.

Nhiễm khuẩn do phế cầu hoặc liên cầu nhạy với penicillin : penicillin G 2 MUI tiêm mạch mỗi 4 giờ/ 2 tuần. do H. influenza và S. pneumonia kháng penicillin thì dùng ceftriaxone 1 – 2g / 1 ngày / 2 tuần hoặc cefotaxime 1g *3 lần / ngày /2 tuần

Nhiễm khuẩn gram âm : cephalosporin thế hệ 2 – 3 trong 3 – 4 tuần ( tĩnh mạch) hoặc nhóm fluoroquinolon ( levofloxacin500 mg / ngày )

Trực khuẩn mủ xanh :

Aminoglycoside (gentamycin 3mg /kg/ ngày hoặc amikacin 15 mg/kg/ngày ) với penicillin phổ rộng như mezlocillin 3g * 4 lần /ngày hoặc ceftazidime 1g * 3 lần / ngày/ trong 2 tuần, sau đó dùng fluoroquinolone ( ciprofloxacin 70mg * 2 lần / ngày đơn độc hay phối hợp với penicillin phổ rộng như trên

Thời gian điều trị thường từ 2 – tuần ( 2 tuần đầu dùng tĩnh mạch, 2 tuần sau đường uống)

Viêm khớp do lậu cầu

Nhạy cảm với penicillin thì dùng amoxicillin 500mg * 3 lần ngày hoặc ciprofloxacin 500 mg * 2 / ngày

Nếu nghi ngờ kháng peniciliine : dùng ceftriaxone 1g / 1 ngày /7 ngày sau đó chuyển sang ciprofloxacin uống 500 mg *2 lần / ngày , hoặc streptomycin 2g *2 lần/ ngày/ 7 ngày

Điều trị triệu chứng kèm theo như giảm đau hạ sốt, nâng đỡ thể trạng

Tài liệu tham khảo

Osmon DR, steckelberg JM, “ osteomyelitis , infection arthritis anh prosthetic – joint infection”, current diagnoisis and treatment in infection disease , 11 th ddition : macGraw – HILL / APPLETON anh lange , 2010

Goldenberg DL, “bacterial arthritis”, textbook of rheumatology , fourth edition, vol 2:W.B saunder company , 2013

Hedstrom S, Lidgren L, “ septic arthritis and osteomyelitis”, rheumatology 2 th edition, vol 2 , mosby ,2000

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap