Có nhiều loại virus gây viêm gan bao gồm Virus viêm gan A (HAV), B (HBV), C (HCV), D (HDV), E (HEV), G (HGV), ngoài ra còn có một số virus cũng làm tổn thương gan nhưng không được xếp vào loại virus hướng gan như CMV, EBV,… trong đó Virus A, B, C là hay gặp nhất. Bệnh nhân viêm gan có thể do 1 loại virus hay đồng nhiễm hai hoặc 3 loại virus khác nhau gây ra.
Virus viêm gan B, C, D có thể gây viêm gan mạn tính, trong đó A và E thường chỉ gây viêm gan cấp.
Trong bài này tôi sẽ bàn đến viêm gan virus B bởi vì trên lâm sàng rất hay gặp. Đáng lẽ ra nội dung này tôi bàn luận luôn trong phần tiếp cận xơ gan nhưng vì nội dung khá dài và hay nên tôi quyết định viết riêng để bạn có thể hiểu rõ.
Đầu tiên, bạn nên xem video này để có một cái nhìn tổng quát về viêm gan virus B.
Tìm hiểu về virus viêm gan B
HBV thuộc họ Hepadnaviridae, có cấu trúc DNA. Dựa vào trình tự các nucleotide, HBV được chia thành 10 kiểu gen khác nhau ký hiệu từ A đến J.
HBV có 3 loại kháng nguyên HBsAg, HBeAg và HBcAg, tương ứng với 3 loại kháng nguyên trên là 3 loại kháng thể anti-HBs, anti-HBc và anti-HBe. Sự hiện diện của các kháng nguyên, kháng thể này quan trọng trong việc xác định bệnh, thể bệnh cũng như diễn biến bệnh.
Hiện nay đã có vắc xin dự phòng nên làm giảm rõ rệt số người nhiễm mới HBV.
Cấu trúc HBV
Định nghĩa viêm gan virus B
Viêm gan B (còn gọi là viêm gan vi rút B hay viêm gan siêu vi B) là tình trạng sưng tấy hoặc hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn tính, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.
Những thông tin thống kê bạn nên biết
+ Trên thế giới, số người mắc viêm gan B mạn cao gấp 7 lần số người nhiễm HIV/ AIDS.
+ Đa số người mắc viêm gan B không có triệu chứng rõ ràng.
+ Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, 1/4 số bệnh nhân viêm gan B mạn sẽ tử vong do ung thư gan hoặc suy gan.
Vì sao khi nhiễm HBV, một số người sẽ có biểu hiện cấp tính rồi khỏi, một số người nhiễm HBV mạn tính, một số người lại nhiễm không triệu chứng?
Virus viêm gan B sau khi vào cơ thể sẽ xâm nhập và nhân lên tại tế bào gan. Cơ thể chúng ta sẽ phản ứng với sự nhiễm virus thông qua phản ứng miễn dịch.
Chính những đáp ứng miễn dịch này trên một số đối tượng khác nhau sẽ dẫn đến các biểu hiện khác nhau. Đáp ứng miễn dịch dịch thể sẽ giúp chúng ta loại bỏ virus, còn đáp ứng miễn dịch tế bào sẽ giúp chúng ta loại bỏ tế bào gan nhiễm virus.
Khi nào thì người bệnh nhiễm HBV có khả năng biểu hiện viêm gan cấp, rồi khỏi bệnh?
Nếu phản ứng miễn dịch mạnh mẽ thì sẽ giúp cơ thể chúng ta thải loại virus lưu thông trong máu và trong các tế bào gan bị nhiễm => vỡ nhiều tế bào gan => biểu hiện viêm gan cấp tính. Sau một thời gian bị bệnh thì sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
Nếu phản ứng có thể quá nặng, kèm hoại tử phần lớn tế bào gan gây teo gan => viêm gan tối cấp, suy gan cấp thì đa số sẽ tử vong.
Khi nào thì người bệnh nhiễm HBV thì có khả năng diễn tiến thành viêm gan mạn?
Nếu phản ứng miễn dịch yếu và không cân bằng thì virus sẽ tiếp tục phát triển, nhân lên kéo dài (HBsAg (+) kéo dài) và sự phá hủy âm thầm tổ chức gan, đây là sự thải loại mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm gây viêm gan mạn, và tiến triển xơ gan.
Chính quá trình kéo dài này, và dưới sự ảnh hưởng các đồng yếu tố (ví dụ: chất độc, thực phẩm…), đột biến tế bào gan gây ra ung thư gan nguyên phát.
Khi nào thì người bệnh nhiễm không có triệu chứng?
Nếu hệ miễn dịch của cơ thể không phản ứng => trạng thái người mang virus không triệu chứng, có thể dung nạp hoàn toàn, nhưng có lúc virus B nhân lên mạnh mẽ.
Có khoảng bao nhiêu người nhiễm HBV trên thế giới?
Người ta ước tính rằng có hơn 250 triệu người mang HBV trên thế giới, trong đó khoảng 600.000 người tử vong hàng năm vì bệnh gan liên quan đến HBV.
Tình hình viêm gan B ở Việt Nam như thế nào?
Tại Việt nam cứ khoảng 8 người sẽ có 1 người mắc viêm gan B.
Khoảng 40% các trường hợp tử vong do ung thư gan tại Việt nam có liên quan đến viêm gan B.
Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.