Hở van 2 lá là một bệnh lý tim mạch khá thường gặp trên lâm sàng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết rõ về căn bệnh này.
Trong bài này tôi sẽ làm rõ các thông tin về hở van 2 lá là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, các triệu chứng và cách phát hiện căn bệnh này và cung cấp những kiến thức để giúp bạn thực hành lâm sàng một cách tốt nhất với cách giải thích đơn giản nhất.
Trước tiên bạn có thể xem video dưới đây để có kiến thức cơ bản về bệnh lý van 2 lá trong đó có hở van 2 lá trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn:
Nhắc lại giải phẫu sinh lý
Tim là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, có 4 buồng và được chia thành hai bên, tim bên trái giúp bơm máu giàu Oxy (máu động mạch) đi nuôi các cơ quan và tim bên phải bơm máu nghèo Oxy (máu tĩnh mạch) lên phổi để trao đổi khí.
Để đảm bảo dòng máu đi theo một chiều nhất định, tim phải có các van chống trào ngược, mỗi bên của tim có 2 van. Tim trái có van 2 lá và van động mạch chủ, tim phải có van 3 lá và van động mạch phổi
Van 2 lá là gì?
Van 2 lá (mitral valve) còn được gọi là van nhĩ thất trái là van có lá của tim nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Van 2 lá và van 3 lá được gọi chung là van nhĩ thất do chúng nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất.Van 2 lá hoạt động như thế nào?
Ở người bình thường, van 2 lá mở, tâm nhĩ trái co cho dòng máu chảy qua trong thời kỳ tâm trương, và khi tâm thất trái co trong thời kỳ tâm thu van 2 lá đóng lại. Sự đóng và mở van xảy ra do sự chênh lệch áp suất, mở ra khi máu suất ở tâm nhĩ trái lớn hơn ở tâm thất và đóng lại khi áp suất ở tâm thất lớn hơn tâm nhĩ.
Bộ máy van 2 lá (mitral valve)
Theo tác giả Carpentier, van 2 lá gồm các thành phần sau:
– Vùng nối van – nhĩ (atrio-valvular junction).
– Các lá van.
– Hệ thống treo van (Valve suspension system).
Các thành phần của van 2 lá
Vùng nối van – nhĩ (Atrio – valvular Junction)
Vùng nối này được nhận định tương đối dễ dàng dựa vào sự khác biệt màu sắc giữa các cấu trúc: Nhĩ trái màu hồng nhạt trong khi các lá van có màu vàng nhạt. Vùng nối van – nhĩ xác định bản lề (hinge) của van, là nơi vận động của lá van bắt đầu. Bản lề giúp xác định vị trí của vòng van (annulus fibrosus), vòng van là cấu trúc không thể nhìn thấy được khi nhìn từ mặt nhĩ, cách bản lề van 2mm về phía ngoài. Vòng van rất quan trọng trong phẫu thuật van 2 lá vì các mũi chỉ dù có hay không có đệm (pledget) đều được đặt qua cấu trúc này.
Vòng van 2 lá (annulus fibrosus) thật sự là một dải mô sợi liên kết không liên tục, chỉ hiện diện ở vùng bám của lá sau van 2 lá. Vòng van sợi không tồn tại ở chỗ bám của lá trước van 2 lá vì thực tế mô van là sự liên tục của màn van 2 lá – van động mạch chủ (aortomitral curtain) trải dài từ vòng van động mạch chủ đến nền của lá trước van 2 lá. Tại mỗi điểm tương ứng với hai mép van (commissure), vùng nối van – nhĩ dày lên để hình thành hai tam giác sợi (fibrous trigone): Tam giác sợi trước bên (anterolateral trigone) và tam giác sợ sau trong (posteromedial trigone).
Vùng nối van nhĩ, bản lề van 2 lá, vòng van và các tam giác sợi
Vòng van 2 lá có hình dạng yên ngựa (saddle-shape), với hai điểm thấp nhất là 2 tam giác sợi và hai điểm cao nhất là hai điểm giữa của vòng van trước và vòng van sau.
Dạng yên ngựa của vòng van 2 lá
Trong phẫu thuật, cần lưu ý 4 cấu trúc liên quan chặt chẽ với vòng van 2 lá, đó là những cấu trúc nào?
– Động mạch mũ (LCx) chạy giữa nền của tiểu nhĩ trái và mép van trước, các vùng nối van – nhĩ khoảng 3 – 4 mm, sau đó chạy xa khỏi vòng van sau.
– Xoang vành (coronary sinus) chạy dọc theo vòng van sau, ban đầu nằm ngoài động mạch, sau đó bắt chéo động mạch để vào trong, cách vòng van khoảng 5mm.
– Bó His nằm gần tam giác sợi sau trong.
– Lá không vành và lá vành trái của van động mạch chủ liên quan mật thiết với nền lá trước van 2 lá, đáy của các lá van này cách vòng van 2 lá từ 6 – 10 mm.
Khi khẫu thuật liên quan đến van 2 lá thì bạn cần phải cẩn thận vì có thể làm tổn thương những cấu trúc trên.
Các cấu trúc liên quan của vòng van 2 lá
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com