Tầm nhìn tổng quan về ECG

Đây là bài viết điểm nhanh về những kiến thức căn bản nhằm giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về ECG. Tôi không đi sâu vào phân tích chi tiết ECG mà những chủ đề đó sẽ có những bài viết riêng.

tong quan ecg

ECG là gì?

Điện tâm đồ (Electrocardiogram hay thường gọi tắt là ECG) là đồ thị ghi những thay đổi của dòng điện trong tim.

Quả tim co bóp theo nhịp được điều khiển của một hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Những dòng điện tuy rất nhỏ, khoảng một phần nghìn volt, nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển đến máy ghi. Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ.

word image

Điện tâm đồ bình thường 12 chuyển đạo trên giấy ghi ECG

Nguyên lý của điện tâm đồ

Cơ tim được ví như một tế bào, lúc nghỉ, các ion dương ở ngoài màng tế bào các ion âm ở ngoài màng tế bào giữ cho màng tế bào thăng bằng về điện học.

Một tế bào như thế gọi là có cực (nghĩa là ở trạng nghỉ, hay cân bằng về điện học). Khi cơ tim bị kích thích sẽ xuất hiện sự khử cực trong đó các ion âm khuếch tán ra ngoài màng, còn các ion dương khuếch tán vào trong màng. Tiếp theo hiện tượng khử cực lại đến sự tái cực làm cho điện dương xuất hiện trở lại mặt ngoài tế bào, điện âm ở mặt trong như ban đầu.

Sự tái cực và khử cực đều xảy ra ở thì tâm thu, trong thì tâm trương cơ tim ở trạng thái có cực và chu kỳ sẽ tái diễn khi có một kích thích mới. Hoạt động này nếu được ghi lại bằng máy điện tim, ta sẽ có một đường biểu diễn đặc biệt gọi là điện tâm đồ (ĐTĐ).

word image 2

Điện sinh lý cơ tim là nguyên lý hình thành các sóng trên ECG. Đây là kiến thức bạn đã được học trong chương trình Sinh Lý học.

Một vài nét chính về hệ thống dẫn truyền

Tim người có 4 buồng để chứa và bơm máu.

+ Hai phần nhỏ ở phía trên gọi là tâm nhĩ (vì trông giống lỗ tai).

+ Hai phần dưới lớn hơn gọi là tâm thất.

Máu theo tĩnh mạch từ cơ thể trở về tâm nhĩ phải, từ phổi trở về tâm nhĩ trái. Tâm nhĩ trái bóp bơm máu vào tâm thất trái, tâm nhĩ phải đưa máu vào tâm thất phải. Sau đó tâm thất phải bóp để bơm máu theo động mạch lên phổi và tâm thất trái bóp để bơm máu xuống cơ thể. Tim có khả năng hoạt động đều đặn và thứ tự như thế là nhờ một hệ thống các tế bào dẫn điện đặc biệt nằm trong cơ tim.

word image 3

Hệ thống dẫn truyền của tim

Trong tâm nhĩ bên phải có nút xoang nhĩ (sinoatrial node) gồm các tế bào có khả năng tự tạo xung điện (electric impulse). Xung điện này truyền ra các cơ chung quanh làm co bóp hai tâm nhĩ (tạo nên sóng P trên Điện Tâm đồ).

Sau có dòng điện tiếp tục truyền theo 1 chuỗi tế bào đặc biệt tới nút nhĩ thất (atrioventricular node) nằm gần vách liên thất rồi theo chuỗi tế bào sợi Purkinje chạy dọc vách liên thất lan vào các cơ chung quanh (loạt sóng QRS) làm hai thất này co bóp. Sau đó xung điện giảm đi, tâm thất giãn ra (tạo nên sóng T).

Cách mắc điện cực trên ECG

Nếu bạn chưa quen mắc các chuyển đạo trên ECG thì hãy cố gắng mắc các điện cực thông qua việc đo ECG nhé!

word image 4

Hình ảnh đo ECG trên lâm sàng

Về cách mắc ECG thì chắc bạn cũng đã biết rồi! Có những câu thần chú giúp bạn mắc nhanh và chính xác đã được giới thiệu trong chương trình học nên tôi chỉ nêu những điểm chính.

word image 5

Vị trí gắn các điện cực đo các chuyển đạo ngoại biên

word image 6

Vị trí gắn các điện cực đo các chuyển đạo trước tim

word image 7

Cách mắc toàn bộ điện cực trên ECG

12 chuyển đạo trên ECG

12 chuyển đạo trên ECG bao gồm 6 chuyển đạo ngoại biên và 6 chuyển đạo trước tim.

word image 8

6 chuyển đạo ngoại biên trên ECG gồm D1, D2, D3, aVR, aVL, aVF.

Tại sao lại được gọi là các chuyển đạo ngoại biên?

Sở dĩ, được gọi là các chuyển đạo ngoại biên là vì đều có điện cực thăm dò đặt ở các chi. Chúng hỗ trợ cho nhau “dò xét” các rối loạn của dòng điện tim thể hiện ở bốn phía xung quanh quả tim trên mặt phẳng chắn (frontal plane).

Tuy nhiên các rối loạn của dòng điện tim chỉ thể hiện rõ ở mặt trước tim chẳng hạn thì các chuyển đạo đó bất lực. Do đó, người ta phải ghi thêm “các chuyển đạo trước tim” (precordial leads) bằng cách đặt các điện cực như dưới đây.

word image 9

6 chuyển đạo trước tim V1, V2, V3, V4, V5, V6 trên ECG.

Như vậy, điện tim cơ bản gồm 12 chuyển đạo.

+ 6 chuyển đạo trước tìm (VI đến V6) do 6 điện cực trước tim tạo nên.

+ 6 chuyển đạo ngoại biên (DI, DII, DII, aVR, AVL, aVF) do 4 điện cực chi tạo nên

word image 10

“Góc nhìn” vào tim của các chuyển đạo ngoại biên

word image 11

“Góc nhìn” vào tim của các chuyển đạo trước tim

Bạn hãy để ý những hình trên, mỗi chuyển đạo đánh giá hoạt động điện học tim với mỗi góc độ khác nhau và mỗi chuyển đạo đại diện tại một vị trí nhất định trên tim cho nên chúng ta có được:

+ V1, V2: chuyển đạo trước tim phải.

+ V3, V4: chuyển đạo trung gian hay chuyển tiếp.

+ V5, V6: chuyển đạo trước tim bên trái.

+ DI, aVL: chuyển đạo bên cao (bên trái).

+ DII, DIII, aVF: chuyển đạo thành dưới tim (vùng hoành).

+ aVR: chuyển đạo ít mang lại ý nghĩa về điện học tim.

+ V7, V8, V9: chuyển đạo thành sau.

+ V3R, V4R: chuyển đạo thất phải.

Đây là những kiến thức rất quan trọng đặt nền tảng giúp bạn định khu vị trí của tim bị tổn thương khi nhìn vào các chuyển đạo bất thường trên ECG.

Rõ ràng, đây là thứ mà bạn không nên quên!

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

2 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap