Sốc nhiễm khuẩn

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

SỐC NHIỄM KHUẨN

Là biến chứng cấp tính, nặng (có thể tử vong) của nhiễm trùng, có thể cứu được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng nên chúng tôi tách hẳn ra thành một phần riêng trong bài nầy.

NHẮC LẠI ĐỊNH NGHĨA

Như đã nói ở trên, sốc nhiễm trùng gồm :

    • Nhiễm trùng có biểu hiện toàn thân (sepsis )
    • Hạ huyết áp: Huyết áp tâm thu < 90mm Hg hay giảm hơn 40mm Hg so với huyết áp tâm thu lúc bình thường. Hoặc huyết áp động mạch (đo trực tiếp bằng thiết bị xâm nhập vào động mạch nối với một monitoring). Không tìm thấy lý do nào khác gây hạ huyết áp.
    • Hạ huyết áp kéo dài ít nhất 1 giờ bù đủ lượng dịch.

Hay: Phải dùng thuốc vận mạch mới duy trì được huyết áp tâm thu ≥ 90 mm Hg hay huyết áp động mạch trung bình ≥ 70 mm Hg

Ranh giới giữa nhiễm trùng toàn thân nặng và sốc nhiễm trùng rất mong manh, vì thế điều trị tích cực nhiễm trùng toàn thân nặng là một hình thức để phòng sốc nhiễm trùng. Bản chất ban đầu của sốc nhiễm trùng là sốc giảm thể tích, không bù dịch kịp thời cùng với điều trị nhiễm trùng thích đáng, sẽ tiến sang giai đoạn sốc lạnh hay sốc giảm phân bố máu (hypokinetic shock), giảm tưới máu cho mô dẫn đến toan máu, thiểu niệu, rối loạn ý thức..).

II BỆNH NGUYÊN

  1. Các yếu tố khởi đầu

Giải phóng các thành phần của tác nhân gây bệnh như các mảnh của vách tế bào vi khuẩn (peptidoglycan, axit techoic..), ngoại và nội độc tố (vi khuẩn Gram âm), trong đó thành phần lipopolysaccharide (LPS) với lõi trung tâm lipide A được nghiên cứu nhiều nhất.

  1. Đích tác động
    1. Về thể dịch

Hiện tượng họat hóa bổ thể, giải phóng C3a và C5a và yếu tố đông máu XII.

    1. Về tế bào

Hoạt hóa đại thực bào, tế bào đơn nhân, giải phóng các cytokin (TNF,IL1,IL6,IL8 ).

  1. Hậu quả

Hoạt hóa quá trình đông máu, liên quan đến độ nặng của tình trang nhiễm trùng.

Hoạt hóa các bạch cầu trung tính, dính vào nhau và dính vào tế bào nội mạc. Quá trình nầy đưa đến hội chứng ARDS ở phổi.

Giải phóng các chất của màng tế bào như acid arachidonic, các gốc tự do và các men thuộc tiêu thể gây độc tế bào, làm tổn thương tế bào nội mô mao mạch, gây tăng tính thấm mao mạch và dãn mạch, trên lâm sàng biểu hiện bởi sốc giảm thể tích.

Dưới tác động của nội độc tố và tế bào nội mô bị tổn thương, nhiều chất trung gian hoạt hóa. Cường độ và vị trí tác động của các chất trung gian nầy lên các tế bào (rồi cơ quan), giải thích giai đoạn lâm sàng, tiến triển, khả năng hồi phục hay không của sốc nhiễm trùng.

Suy tuần hoàn cấp: Là hậu quả của giảm thể tích tuyệt đối (dịch thấm ra ngoài lòng mạch) và tương đối (liệt mạch do giảm trương lực mạch máu) và do tim không bù trừ nổi do tác dụng inotrope (-) của nhiều chất trong máu chưa xác định được.

LÂM SÀNG

Cổ điển người ta chia thành 2 giai đoạn: sốc nóng và sốc lạnh

Triệu chứng Sốc nóng (hyperkinetic) Sốc lạnh (hypokinetic)
Nhịp tim ↑ mạch nhảy mạnh ↑ mạch yếu
Huyết áp Bình thường, hiệu áp rộng ↓ hiệu áp kẹp
Dấu vằn hổ (Marbrure) ở đầu gối +
Suy tim trên lâm sàng +
Đầu chi Nóng, khô, tưới máu tốt Lạnh, vân cẩm thạch
Nước tiểu (đặt sonde để theo dõi là tốt) Bình thường hay giảm < 20ml/giờ

Bảng 2: Phân biệt sốc nóng và sốc lạnh trong sốc nhiễm trùng

XỬ TRÍ

  1. Chẩn đoán sốc nhiễm trùng

Ở giai đoạn sớm thường rất khó chẩn đoán, tương ứng với giai đoạn trước đây gọi là sốc nóng. Cần lưu ý đến các triệu chứng nhẹ không đặc hiệu như : cảm giác mệt đột ngột, kiệt sức, lo lắng , thay đổi hành vi buồn nôn, thở nhanh. Huyết áp sẽ báo động hay xác định sốc.

Tuy nhiên có trường hợp sốc xẩy ra đột ngột với triệu chứng nhiễm độc nặng ngay từ đầu (tử ban ác tính do não mô cầu) với co mạch mạnh (sốc lạnh) Nếu bù kịp và đủ dịch, thường hồi phục nhanh và không qua giai đoạn suy tim

Hiện nay, lactate máu là một xét nghiệm thường được xử dụng để nghi ngờ có thiếu Oxy của các cơ quan và được dùng như một chỉ số để chẩn đoán nhiễm trùng biểu hiện toàn thân nặng và sốc nhiễm trùng.

word image 131 Có thể theo sơ đồ sau đây ( của GS Bruyant Nguyễn, Đại học Loma Linda, Hoa kỳ)

  1. Xác định bản chất sốc và loại trừ nguyên nhân không phải nhiễm trùng

Cần tìm các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng (hội chứng nhiễm trùng toàn thân nặng, ảnh hưởng phủ tạng, đường vào..). Tăng hay hạ nhiệt, tăng hay giảm bạch cầu hay đáp ứng viêm toàn thân, nếu là dấu hiệu duy nhất thì không đặc hiệu để chẩn đoán nhiễm trùng.

  1. Đánh giá hậu quả của sốc
    1. Lâm sàng

Đánh giá mức hạ huyết áp, tuần hoàn ngoại vi, chức năng thận (vô niệu, cần thẩm phân – chạy thận nhân tạo), tình trạng phổi (khó thở, hội chứng ARDS, cần thở máy), thần kinh (mở khí quản, đặt sonde dạ dày, hô hấp hổ trợ), tiêu hóa (chảy máu, tắc ruột, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ).

    1. Cận lâm sàng

Đánh giá các rối loạn chuyển hóa (Tăng lactate máu > 2mmol/L, điện giải đồ, creatinin máu), chức năng gan (ứ mật, tiêu tế bào gan, suy gan), chức năng cầm – đông máu toàn bộ (DIC, tiêu sợi huyết).

  1. Xác định nguyên nhân nhiễm trùng

Cấy máu. Tìm vi khuẩn ở đường vào, các ổ nhiễm di trú (nhuộm soi, cấy bệnh phẩm).

  1. Xét nghiệm khác tùy theo gợi ý lâm sàng.
Cơ chế Nguyên nhân Lâm sàng Cận lâm sàng
Nghẽn mạch máu về tim Thuyên tắc phổi Đau ngực, suy tim phải, viêm TM ECG, Phim phổi, khí máu,

phóng xạ đồ phổi, chụp mạch máu phổi

Suy tim Chèn ép do tràn dịch

Nhồi máu cơ tim Loạn nhịp

Mạch nghịch lý, suy tim phải hay toàn bộ

Đau ngực, suy tim toàn bộ

ECG, siêu âm

ECG, trophonin, siêu âm ECG

Giảm thể tích thật sự hay

tương đối

Chảy máu Phản vệ

Viêm tuỵ cấp

Xanh, chảy máu ra ngoài Đỏ da, phù Quincke

Đau bụng

Công thức máu

Amylase máu ↑

Bảng 3: Một số xét nghiệm tùy theo bệnh cảnh lâm sàng

ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ

Sau khi khám và cân nhắc chẩn đoán một cách nhanh chóng, cần tiến hành điều trị ngay lập tức, không chờ đợi các kết quả.

    1. Điều chỉnh huyết áp

Trước tiên, phải bù dịch trong vòng 20 phút, dưới hướng dẫn của áp lực tĩnh mạch trung tâm. Có thể dùng dung dịch keo 500ml cho người lớn hay 20ml/kg cho trẻ. Nếu huyết áp vẫn tiếp tục thấp hay kẹp, hoặc cải thiện ít, tiếp tục bù dịch lần 2.

Nếu vẫn thất bại, có thể dùng thuốc vận mạch như Dopamin 10-20 μg/kg/phút tăng dần 2-5μg/kg mỗi phút trong vòng 10 phút.

Nếu không có hiệu quả, cần xem lại tất cả các xét nghiệm liên quan để định hướng điều trị. Ở người lớn, đặt sonde Swan-Gans để theo dõi áp lực động mạch phổi và động mạch phổi bít. Nếu các thông số chứng tỏ bù dịch chưa đủ, tiếp tục bù dịch. Nếu có chứng cơ suy tim, dùng Dopamin 20μg/kg/phút kèm Dobutamin 5-15 μg/kg/phút.

Nếu không cải thiện có thể dùng Adrenaline 0,5-5μg/kg/phút.

Ở trẻ em, quá trình cũng tương tự, tuy nhiên cần cân nhắc khi các thông số cho biết có thể do liệt mạch. Trong trường hợp liệt mạch, có thể dùng Noradrenalin (0,5-5μg/kg/phút) kèm theo Dobutamin hay không (5-15 μg/kg/phút) hay chỉ dùng một mình Adrenaline 0,5- 5μg/kg/phút.

    1. Điều trị nhiễm trùng

Nếu thành công, xử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm và tiếp tục theo dõi, khi có kết quả kháng sinh đồ sẽ điều chỉnh và tiếp tục theo dõi.

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap