Ngộ độc cấp CO – Carbon monoxyt

Chào bạn, nếu bạn là sinh viên Y Khoa đã, đang hoặc sắp đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện thì không nên bỏ qua Khóa học kiến thức lâm sàng nội khoa này nhé! Đây là khóa học chất lượng được đánh giá cao bởi khoảng 400 thành viên đăng ký là các sinh viên Y Khoa trên khắp cả nước và các bác sĩ nội khoa.

NGỘ ĐỘC CẤP CARBON MONOXYT

PGS.TS. Bế Hồng Thu

BV Bạch Mai

ĐẠI CƯƠNG

– Carbon monoxyt (CO) là một khí không màu, không mùi và không gây kích thích, có tỉ trọng xấp xỉ tỉ trọng không khí là 0,968. Khí CO được tạo ra từ những sản phẩm cháy không hoàn toàn của các chất có chứa cacbon. Thường gặp là khói từ các vụ hỏa hoạn như cháy nhà, khói xả của các động cơ ô tô, xe máy, đốt than, khói thuốc lá và từ methylen chlorid (là thuốc tẩy sơn). Ở Việt Nam, ngộ độc khí CO thường gặp vào mùa đông, chủ yếu do dùng than để sưởi, hít phải khí xả của ô tô, xe máy, máy nổ hoặc trèo lên lò nung gạch…

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

% CO trong không khí Thời gian tiếp xúc (h) % HbCO Triệu chứng
35 ppm Không xác định 3,5 Không
50 – 100 Không xác định 5 Đau đầu nhẹ, giảm khả năng làm việc
100 Không xác định 10 Đau đầu nhẹ, khó thở khi gắng sức nặng
100 – 200 Không xác định 10 – 20 Khó thở khi gắng sức vừa, hồi hộp, đau đầu vùng thái dương
200 -300 5 – 6 20 – 30 Đau đầu nhiều, ngất, chóng mặt, nhìn mờ, buồn nôn và nôn
400- 600 4 – 5 30 – 40 Chóng mặt, thất điều, lú lẫn, mất ý thức
700-1000 3 – 4 40- 50 Lú lẫn, tim nhanh, thở nhanh, hôn mê, co giật
1100 – 1500 1,5 – 3 50 – 60 Nhịp thở Cheyne Stokes, hôn mê, co giật, sốc, ngừng thở
1600 – 3000 1 – 1,5 60- 70 Hôn mê co giật, suy hô hấp, truỵ tim mạch
> 4000 Vài phút Tử vong

– Tỉ lệ di chứng thần kinh rất cao khoảng 47 % ở những người sống với mức độ từ giảm tập trung, giảm trí nhớ đến tăng trương lực cơ, hạn chế vận động như hội chứng Parkinson, sống đời sống thực vật.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng: rất khó vì các triệu chứng không đặc hiệu. Mầu da đỏ như quả anh đào chỉ có tính chất gợi ý. SpO2 vẫn bình thường vì máy không phân biệt được giữa HbO2 với HbCO. Làm khí máu động mạch có thể thấy toan chuyển hoá.

Xét nghiệm (chỉ làm ở những bước tiếp theo). Đặc hiệu: đo HbCO nồng độ > 10%.

Xét nghiệm khác: Điện giải đồ, ure, creatinin, đường, điện tâm đồ, test HCG, khí máu động mạch, chụp CT não, chụp cộng hưởng từ não.

Chẩn đoán xác định sau khi khai thác bệnh sử, hoàn cảnh gây ngộ độc và khám thực thể, cần xử trí ngay.HbCO > 10% nếu làm được cũng chỉ để xác định chẩn đoán.

Chẩn đoán phân biệt

+ Ngộ độc nhẹ: dễ lầm với cảm cúm nhất là về mùa đông.

+ Ngộ độc vừa: dễ nhầm với ngộ độc thức ăn, đau ngực không ổn định.

+ Ngộ độc nặng cần phân biệt với các nguyên nhân gây hôn mê khác.

ĐIỀU TRỊ

Cấp cứu ban đầu

Nhanh chóng đưa BN ra khỏi nơi ngộ độc.

Đảm bảo hô hấp: thở oxy càng sớm càng tốt bằng mặt nạ không thở lại, đặt NKQ, thở máy nếu cần.

Đặt đường truyền TM, đảm bảo huyết động.

Điều trị co giật.

Tại bệnh viện

Tiếp tục cho thở oxy 100% cho đến khi COHb < 5%, đối với BN có thai thì duy trì thêm 2 giờ sau khi HbCO về 0 nhằm kéo dài thời gian thải trừ CO từ thai nhi.

Thở máy khi hôn mê, rối loạn ý thức. Điều trị toan chuyển hoá chỉ khi pH < 7,1. Truyền dịch, đảm bảo huyết động.

Điều trị loạn nhịp nếu có.

Theo dõi chức năng sống cơ bản, ECG, khí máu. Chỉ định của oxy cao áp:

+ Hôn mê.

+ HbCO > 25%.

+ Tuổi trên 50.

+ Toan chuyển hoá nặng.

Sau khi điều trị ban đầu ổn định sau 2 -4 giờ mà triệu chứng thần kinh không phục hồi (đau đầu, thất điều, lú lẫn).

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap