GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY
Thầy Nhân
Thường hay xảy ra ở trẻ em
95% xảy ra theo cơ chế gián tiếp
Gãy gấp: trong tư thế chống khuỷu, đầu gãy dưới ra trước
Gãy duỗi: trong tư thế chống bàn tay, đầu gãy dưới ra sau
CÁC VẤN ĐỀ CẦN PHẢI LÀM
Sơ cứu:
Xem có tổn thương phối hợp ?
Biến chứng thần kinh,mạch máu?
Choáng?
Thăm khám:
Nhìn: biến dạng, dấu nhát rìu, bầm tím muộn?
Sờ: tìm điểm đau nhói? Xem xét các mốc giải phẩu: đường hueter,tam giác hueter( mỏm trên lồi cầu ngoài, mõm trên ròng rọc=mỏm trên lồi cầu trong, đỉnh mỏm khuỷu)=> xem còn hay mất?
Bắt mạch hạ lưu( mạch quay)
Khám cảm giác, tổn thương đặc hiệu
( xem có tổn thương thần kinh không: hay gặp tổn thương TK quay trong kiểu gãy duỗi và TK trụ trong kiểu gãy gấp)
Sấp
(khám TK quay)
Ngữa
(ngón trỏ: TK giữa,ngón út: TK trụ)
Tại những vùng này ít có sự giao thoa các đầu mút thần kinh
CHÚ Ý:
khám đồng thời cả hai tay để so sánh
Khám vận động để xác định có tổn thương TK không:
TK Quay: làm động tác duỗi dạng ngón cái, duổi cổ tay
TK giữa : dạng ngón cái, đếm ngón cái
TK Trụ: duỗi các khớp liên đốt ngón tay, kẹp giấy giữa các ngón tay
XQ:
Đánh giá từ vùng lành đến vùng tổn thương. Chú ý ở trẻ con thì vùng khuỷu có các điểm cốt hóa dể lầm với gãy xương( VD: điểm cốt hóa đài quay(chõm quay) ở đỉnh trên xương quay)
Đánh giá khớp quay trụ trên:
Sấp ngữa không đau,không hạn chế
+ XQ nghiêng, trong mọi tư thế thì trục của xương quay luôn đi qua tâm điểm của đầu dưới xương cánh tay( nếu không là trật khớp quay trụ trên)
Chẩn đoán phân biệt gãy trên lồi cầu với: (trên lâm sàng)
Với trật khớp quay trụ trên: làm động tác sấp ngữa
Với trật khớp khuỷu: dấu lò xo + mất tam giác Hueter
-PHÂN ĐỘ GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY.
GARLAND | MARION | ||
ĐỘ I | = | ĐỘ I+II | |
– | Gãy không hoàn toàn | => | -ĐỘI |
– | Gãy hoàn toàn nhưng không di lệch | => | -ĐỘII |
ĐỘ II = ĐỘ III
Gãy hoàn toàn, di lệch nhưng hai mặt gảy còn cài nhau
ĐỘ III = ĐỘ IV
Gãy hoàn toàn, di lệch, 2 mặt gãy tách xa nhau
YKHOA247.com thành lập với mục đích chia sẻ kiến thức Y Khoa.
Mọi thông tin trên trang web chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc không nên tự chẩn đoán và điều trị cho mình.