Những điều cần biết về kháng sinh Cephalosporin trên lâm sàng

Có thể nói, cephalosporin là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong thực hành lâm sàng.

Đi bất cứ khoa nào bạn cũng có thể gặp được loại kháng sinh này. Do đó, việc tiếp thu được những kiến thức căn bản về nhóm kháng sinh này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc điều trị kháng sinh trên thực hành lâm sàng.

Bài viết này sẽ nói về những điểm chính về nhóm kháng sinh Cephalosporin. Hi vọng, với bài viết này bạn sẽ có những ấn tượng không thể quên với nhóm kháng sinh rất phổ biến này.

tiep can ks cepha

Chú ý: Đây không phải là bài viết về dược lý, cũng không phải là bài viết hướng dẫn chi tiết về sử dụng, điều trị và theo dõi đáp ứng của từng loại kháng sinh cụ thể.

Đây là bài viết đầu tiên về tiếp cận nhóm kháng sinh trong chuỗi bài kháng sinh thường gặp trên thực hành lâm sàng. Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về nhóm kháng sinh Cephalosporin.

Tổng quan

Cephalosporin được coi là một nhóm thuốc rất quan trọng thuộc nhóm kháng sinh β-lactam.

Theo Chương trình Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh, cephalosporin chiếm gần 1/3 tổng số kháng sinh được bác sĩ kê đơn.

Theo bạn, 3 nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì?

Nhóm cephalosporin, penicillin phổ rộngfluoroquinolon là 3 nhóm thuốc điều trị hàng đầu.

Rõ ràng, đây là 3 nhóm kháng sinh mà bạn nên chú trọng hơn cả.

Cephalosporin thuộc nhóm kháng sinh nào?

Cephalosporin chỉ là một nhánh của kháng sinh β-lactam.

Kháng sinh nhóm β-lactam (kháng sinh beta-lactam) là thuốc kháng sinh có chứa vòng beta-lactam trong cấu trúc phân tử của chúng.

Nhóm β-lactam gồm penicillin (penam), cephalosporin (cephems), monobactam, carbapenems và carbacephems.

beta lactam 2

Cấu trúc và phân loại nhóm Beta – lactam

Tại sao Cephalosporin được xem như nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất trong thực hành lâm sàng?

Có nhiều lý do để lý giải:

+ Đầu tiên là Cephalosporin có những ưu điểm rõ ràng hơn so với penicilin, đặc biệt là những thế hệ penicilin đầu tiên vì chúng bền vững hơn với penicilinase (Penicillinase là một loại β-lactamase) và hiệu quả hơn đối với một số chủng kháng penicilin. Để khắc phục điều này, nhóm penicilin phổ rộng và kết hợp, ví dụ như biệt dược Augmentin (Amoxicillin/acid clavulanic) đã ra đời để có thể tiêu diệt được những chủng vi khuẩn có thể tiết ra β-lactamase.

+ Đây là nhóm kháng sinh tác dụng diệt khuẩn mạnh và phổ chống vi khuẩn rộng.

+ Giá thành ngày càng rẻ, dễ tìm kiếm trên thị trường, nhiều loại thuốc nhóm Cephalosporin thuộc danh mục bảo hiểm của bộ y tế.

Do đó, Cephalosporin là nhóm thuốc diệt vi khuẩn được sử dụng rộng rãi nhất trong thực hành lâm sàng.

Kháng sinh nhóm Cephalosporin được sử dụng trong những trường hợp nào?

Rõ ràng đây là một câu hỏi chung. Vì phổ kháng khuẩn của kháng sinh này rất rộng nên sử dụng rất rộng rãi trên thực hành lâm sàng.

Cephalosporin thường được sử dụng để điều trị viêm phổi cấp tính, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, xương, khớp, da, mô mềm và nhiễm trùng huyết.

Để quyết định lựa chọn nhóm kháng sinh Cephalosporin nào thì bạn cần phải căn cứ vào từng trường hợp lâm sàng cụ thể.

Cơ chế của nhóm Cephalosporin

Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn của nhóm Cephalosporin là gì?

Cephalosporin là kháng sinh diệt khuẩn và có cùng cơ chế hoạt động như các thuốc beta-lactam khác (như penicillin), nhưng ít nhạy cảm với β-lactamases.

Cephalosporins ngăn cản sự tổng hợp các lớp peptidoglycan => không hình thành thành tế bào vi khuẩn => vi khuẩn chết.

co che khang sinh cepha

Cơ chế của các nhóm kháng sinh: để ý mũi tên màu đỏ, cơ chế cephalosporin là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thông qua hình ảnh trên bạn cũng có thể nhớ thêm các cơ chế của các nhóm kháng sinh khác.

Cơ chế nào dẫn đến tình trạng kháng thuốc nhóm Cephalosporin do tụ cầu vàng?

Như chúng ta đã biết, ban đầu thì Staphylococcus aureus nhạy cảm với cephalosporin. Tuy nhiên chúng có thể đề kháng bằng cách thay đổi cấu trúc của các protein liên kết với penicilin.

S. aureus  thực hiện điều này nhờ có một gen mã hóa một protein liên kết penicilin đã được sửa đổi; điều này ngăn cản các vòng beta-lactam của cephalosporin làm bất hoạt protein. Vi khuẩn phát triển cơ chế đề kháng này được gọi là Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA). Như đã chỉ ra ở trên, trong số 5 thế hệ cephalosporin, chỉ có ceftaroline thế hệ thứ 5 mới có khả năng chống lại Staphylococcus aureus kháng methicillin.

Một cơ chế kháng thuốc rất quan trọng khác là bằng cách tạo ra enzym beta-lactamase, enzym này phân cắt vòng beta-lactam, ngăn không cho nó gắn vào các protein liên kết với penicilin, ví dụ, peptidoglycan transpeptidase.

Các chất ức chế beta-lactamase có thể được kết hợp với cephalosporin để tăng phổ hoạt tính của chúng, ví dụ, ceftazidime / avibactam và ceftolozane / tazobactam.

Những vấn đề trên mà tôi đề cập chỉ là kiến thức lý thuyết mà bạn đã học trong chương trình Dược Lý, bây giờ là những vấn đề mà bạn cần chú trọng hơn.

Các thế hệ của nhóm Cephalosporin cần biết

Hiện tại Cephalosporin gồm mấy thế hệ?

Hiện tại có khoảng 5 thế hệ, một số loại kháng sinh Cephalosporin vẫn chưa được xếp nhóm. Trong tương lai, rất có khả năng có 6 thế hệ, 7 thế hệ…

Bảng tóm tắt các thế hệ Cephalosporin

Bạn có thể xem bảng phân loại các thế hệ Cephalosporin tại đây.

Bởi vì nhóm kháng sinh Cephalosporin khá là nhiều và không thể nhớ hết. Tôi sẽ điểm qua một số kháng sinh nổi bật trong từng thế hệ để bạn có thể nắm bắt.

Thế hệ 1 Thế hệ 4
  • Cefadroxil
  • Cefazolin
  • Cephalexin
  • Cefepime
  • ……..
Thế hệ 2 Thế hệ thứ 5       
  • Cefaclor
  • Cefotetan
  • Cefoxitin
  • Cefprozil
  • Cefuroxime
  • Ceftobiprole
  • Ceftaroline
  • Ceftolozane
  • ………
Thế hệ 3 Chưa xếp được thế hệ 
  • Cefdinir
  • Cefditoren
  • Cefixime
  • Cefotaxime
  • Cefpodoxime
  • Ceftazidime
  • Ceftibuten
  • Ceftriaxone
  • ……
  • Cefaloram
  • Cefaparole
  • Cefcanel
  • Cefedrolor

Bạn có thể nhớ càng nhiều càng tốt các kháng sinh ở bảng trên, tuy nhiên có thể chú trọng hơn đến những kháng sinh bôi màu đỏ.

Phổ kháng khuẩn là điều cần nhớ

Rõ ràng, đây là thứ mà bạn bắt buộc phải nắm.

 Cephalosporin thế hệ 1 có tác dụng chống lại hầu hết các cầu khuẩn gram dương và một số vi khuẩn gram (-).

 Cephalosporin thế hệ 2 vẫn có tác dụng chống lại nhiều vi khuẩn gram dương nhưng mở rộng tác dụng chống lại vi khuẩn gram (-) hơn thế hệ 1.

 Cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng mạnh với vi khuẩn gram (-).

 Cephalosporin thế hệ 4 có tác dụng mạnh với vi khuẩn gram (-) và gram (+), đại diện nhóm này nổi bật là cefepime có thể chống lại trực khuẩn gram âm sản sinh beta-lactamase. Cefepime được dùng để điều trị nhiễm trùng toàn thân nghiêm trọng ở những bệnh nhân có khả năng mắc các vi khuẩn đa kháng.

 Cephalosporin thế hệ thứ 5 mà nổi bật là ceftaroline. Ceftaroline là một kháng sinh kháng khuẩn phổ rộng, do đó có thể điều trị các vi khuẩn gram dương và gram âm nhạy cảm.

Điểm mấu chốt: Kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ càng cao càng có ưu thế tác dụng trên vi khuẩn gram (-), phổ kháng khuẩn ngày càng mở rộng.

Và bạn cũng nhớ một điều là các kháng sinh cephalosporin thế hệ càng cao thì càng có khả năng tiêu diệt những con vi khuẩn có tính kháng thuốc mạnh (những con vi khuẩn “cừ khôi”). Ví dụ như: Ceftazidime có thể điều trị Pseudomonas aeruginosa hay cefepime cũng có thể diệt Pseudomonas aeruginosa, trong khi Ceftaroline có khả năng chống lại Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).

Cephalosporin thế hệ 1 hay Cephalosporin thế hệ 2 tiêu diệt vi khuẩn gram (+) tốt hơn?

Bạn đừng lầm tưởng phổ kháng khuẩn càng rộng thì kháng sinh đó càng ngon và thích sử dụng.

Về nhiễm trùng do vi khuẩn gram (+) thì vẫn ưu tiên sử dụng Cephalosporin thế hệ 1.

Vậy, tại sao lại ưu tiên Cephalosporin thế hệ 1?

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

5 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap