Sóng P trên ECG

Bài viết này chỉ cung cấp những kiến thức căn bản về sóng P trên ECG. Nếu bạn đã quá quen thuộc với ECG cơ bản thì có thể bỏ qua bài viết này nhé! Còn nếu bạn mới làm quen với ECG thì không thể bỏ qua những bài viết như thế này được.

song P

Sóng P là gì?

sóng đầu tiên của ECG và đại diện cho sự khử cực của tâm nhĩ.

Sóng P dùng để xác định xem nhịp tim có xuất phát từ nút xoang (nhịp xoang) hay không?

Quá trình khử cực tâm nhĩ được bắt đầu bởi nút xoang nằm trong tâm nhĩ phải, tâm nhĩ phải bị khử cực trước, sau đó là sự khử cực của tâm nhĩ trái. Vì vậy, nửa đầu của sóng P đại diện cho sự khử cực tâm nhĩ phải và nửa sau là sự khử cực tâm nhĩ trái.

word image 1

Sóng P thể hiện sự lan truyền xung động điện ngang qua nhĩ

Bình thường

+ Sóng P có hình vòm (smooth), không nhọn và không có khấc (notch).

+ P (+) ở DI, DII, V4-V6 và aVF.

+ P (-) ở aVR.

+ P thường một pha ở chuyển đạo DII, hai pha ở chuyển đạo V1.

+ P thay đổi ở DIII, aVL và các chuyển đạo trước tim khác.

+ Trục sóng P từ 0 đến +75º

+ Thời gian 0,06-0,12s (< 3 ô nhỏ)

+ Biên độ thường <2,5 mm (0,25mV) ở các đạo trình chi và <1,5 mm (0,15mV) ở các đạo trình trước tim

ECG waves segments and intervals

Các thành phần sóng, đoạn, khoảng trên ECG. Để ý hình dạng sóng P bình thường ở hình trên.

ecg bt 1

Đây là ECG của một người bình thường. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy nhịp tim ở trên là nhịp xoang với sóng P đi trước phức bộ QRS (nhìn ở DII, DI…). Sóng P có hình dạng và thời gian bình thường. Bạn hãy tự kiểm chứng với các tiêu chuẩn sóng P bình thường ở trên.

Việc nhận biết được hình thái bình thường của sóng P trên ECG giúp bạn đánh giá được nhịp xoang. Việc nhận ra sóng P bất thường giúp bạn định hướng được một số rối loạn nhịp như rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổ…. Sự biến đổi thời gian của sóng P cũng cho phép bạn nhận ra được tình trạng lớn nhĩ trái, lớn nhĩ phải.

Nói chung, bạn phải nhớ kĩ những gì mà tôi in đậm ở trên.

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap