Tiếp cận đái tháo đường trên lâm sàng

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý thuộc khoa nội tiết. Đây là bệnh lý gặp rất nhiều trên lâm sàng và chắc bạn không còn xa lạ gì với bệnh lý này.

Ngày nay, tỷ lệ mắc ĐTĐ ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao.

ĐTĐ hiện là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và cắt cụt chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Tuy là một bệnh nguy hiểm nhưng tỷ lệ bệnh không được chẩn đoán rất cao.

Thấy được tầm quan trọng trong vấn đề này, chúng tôi viết bài này nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về ĐTĐ, biết cách khai thác các triệu chứng cũng như chẩn đoán ĐTĐ để giảm đi tỷ lệ bỏ sót.

DTD 1

Trước tiên bạn hãy xem video dưới đây để có cái nhìn tổng quát về ĐTĐ

Nhắc lại cơ chế điều hòa glucose máu

Cơ chế điều hòa glucose máu chủ yếu thông qua hai hormon là insulin và glucagon. Cả hai hormon này điều được bài tiết tại tuyến tụy.

Quá trình điều hòa

Insulin và glucagon giống như âm và dương trong duy trì đường huyết.

Quá trình điều hòa nồng độ glucose diễn ra như sau:

+ Khi lượng đường trong máu quá cao, tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn.

+ Và ngược lại, khi lượng đường trong máu giảm, tuyến tuỵ sẽ phóng thích nhiều glucagon để đưa đường huyết trở lại bình thường.

Vài nét cần biết về Insulin

Có rất nhiều hormon điều hoà đường huyết, tuy nhiên insulin là hormon duy nhất làm hạ đường máu.

Cấu tạo hóa học

Insulin được cấu tạo bởi hai chuỗi polypeptid, nối với nhau bằng cầu nối disulfua, có 51 acid amin, trọng lượng phân tử 5808. Khi hai chuỗi này tách ra thì hoạt tính sẽ bị mất.

Insulin được tổng hợp từ tế bào beta ở lưới nội bào tương qua 2 lần tiền chất: preproinsulin, đến proinsulin. Proinsulin tách thành insulin và peptid C ở lưới golgi. Tuy nhiên khoảng 1/6 vẫn nằm dưới dạng proinsulin và không có hoạt tính sinh học. Cơ chế bài tiết insulin thông qua AMP vòng.

Vận chuyển, thoái hóa Insullin

Trong máu insulin hoàn toàn ở dạng tự do, thời gian bán huỷ là 6 phút và bài xuất ra khỏi máu sau 10-15 phút. Ngoại trừ lượng insulin gắn với receptor ở tế bào đích, lượng insulin còn lại bị insulinase phân huỷ ở trong gan, thận, cơ và các mô khác. Nồng độ insulin lúc đói ở người Việt Nam là 0,178 (0,077 mmol/l).

Tác dụng của insulin trong điều hòa đường huyết

Tác dụng hạ glucose máu của insulin thông qua các cơ chế sau:

– Tăng đưa glucose từ máu vào tế bào:

+ Hoạt hóa glucokinase làm giảm nồng độ glucose trong tế bào, tạo điều kiện cho glucose đi vào tế bào

+ Tăng đưa protein mang của glucose từ bào tương đi ra màng tế bào để tăng vận chuyển glucose vào tế bào

– Tăng sử dụng glucose tế bào:

+ Hoạt hóa enzyme glycogen synthase làm tăng tổng hợp glycogen từ glucose

+ Tăng dự trữ glycogen ở cơ

+ Tăng chuyển hóa glucose thành acid béo

– Giảm tạo glucose:

+ Ức chế enzyme phosphoralase làm giảm phân giải glycogen thành glucose

+ Giảm tạo đường mới từ protide

Tác dụng của glucagon trong điều hòa đường huyết

Tác dụng làm tăng đường huyết do kích thích gan tăng sinh đường mỗi khi đường huyết hạ theo hai cách:

– Hoạt hóa enzyme phosphorylase làm tăng phân giải glycogen

– Tăng chuyển amino acid thành glucose

Định nghĩa

Theo WHO Theo ADA
ĐTĐ là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh. ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

 ĐTĐ là tình trạng tăng glucose máu mạn tính, cần phân biệt với tăng glucose máu cấp.

Tên gọi “đái tháo đường” hiện tại có còn hợp lý nữa không?

Tên gọi này mang tính lịch sử, vì trước đây người ta cho rằng bệnh này làm cho nước tiểu của người bệnh có đường. Nhưng hiện nay, ngay cả khi chưa có glucose chưa có trong nước tiểu thì bệnh đã xảy ra rồi. Bởi vì ngưỡng tái hấp thu của thận là 10 mmol/l, trong khi ngưỡng chẩn đoán ĐTĐ lúc đói là ≥7 mmol/l, cho nên nếu bệnh nhân có glucose máu ở khoảng 7-10 mmol/l thì sẽ không có glucose trong nước tiểu.

Vậy tên chính xác nhất là bệnh “tăng glucose máu” nhưng hiện tại người ta vẫn chưa chấp nhận.

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

33 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap