Đái tháo nhạt (ĐTN) là một bệnh lý nội tiết, mặc dù chiếm tỷ lệ không cao nhưng bạn cũng có thể gặp trên lâm sàng.
Bệnh nhân thường vào viện vì lý do uống nhiều và tiểu nhiều. Bệnh lý này rất dễ nhận biết trên lâm sàng nhưng cũng cần phải phân biệt với một số bệnh lý khác.
Quan trọng là phải chẩn đoán được nguyên nhân để có chiến lược điều trị thích hợp.
Trong bài viết này tôi sẽ tóm gọn những điểm chính cần nhớ, cung cấp những kiến thức cần thiết căn bản về đái tháo nhạt.
Trước tiên bạn hãy tham khảo video dưới đây để có những kiến thức cơ bản về bệnh lý này:
Định nghĩa
Đái tháo nhạt là gì?
Bệnh đái tháo nhạt (ĐTN) là tình trạng bệnh lý do mất khả năng tái hấp thu nước ở ống thận. Bệnh thường do:
+ Khiếm khuyết tiết arginine vasopressin (AVP) (hay còn gọi là ADH) từ thùy sau tuyến yên (được gọi là ĐTN trung ương).
+ Hoặc do thận không đáp ứng với AVP (được gọi là ĐTN do thận).
Vì sao lại gọi là đái tháo nhạt?
Bởi vì trong bệnh lý này, bệnh nhân đi tiểu rất nhiều nên được gọi là “đái tháo“. Còn từ “nhạt” ở đây muốn nói lên một điều là nước tiểu rất loãng, nồng độ các chất trong nước tiểu thấp hơn rất nhiều so với bình thường.
Một vài nét cần biết về ADH
Nơi tiết ADH và cơ chế điều hòa
ADH được tổng hợp từ nhân trên thị và nhân cạnh thất của vùng dưới đồi, sau đó được chuyển xuống thùy sau tuyến yên để tích trữ và giải phóng theo nhu cầu hoạt động của cơ thể.
Thời gian nửa đời của ADH rất ngắn: 10-20 phút. ADH bị phân hủy nhanh chóng do enzyme ở cơ quan đích chủ yếu ở thận (2/3), số còn lại được phân hủy ở gan (1/3).
Các thụ thể thẩm thấu trong vùng dưới đồi rất nhạy cảm với những thay đổi về độ thẩm thấu huyết tương được xác định trước hết bằng nồng độ Natri (Na). Giải phóng ADH bị ức chế khi độ thẩm thấu tăng trên mức độ ngưỡng, sau đó tiết ADH tăng lên nhanh chóng cùng với độ thẩm thấu huyết tương.
Ngoài ra cơ chế điều hòa còn liên quan đến thể tích và áp lực:
+ Thụ thể áp lực cao ở động mạch: xoang cảnh, quai ĐMC.
+ Thụ thể thể tích – áp lực thấp: tâm nhĩ, hệ thống TM phổi.
+ Tín hiệu được chuyển về thân não qua dây IX, X.
ADH (antidiuretic hormone) được tiết ra từ vùng dưới đồi chứa ở thuỳ sau tuyến yên.
ADH tác động lên sự điều hoà nước do điều chỉnh sự tái hấp thu nước ở thận.
Cơ chế điều hòa bài tiết ADH liên quan đến hai hệ thông là thẩm thấu và thể tích – áp lực.
Mối tương quan sinh lý giữa độ thẩm thấu huyết tương với nồng độ ADH trong máu
Với độ thẩm thấu huyết tương 280mOsm/kg, ADH đo được trong máu là < 2pmol/l (=pg/ml), ADH sẽ tăng lên 10-12pmol/l khi độ thẩm thấu của máu đạt 310mOsm/Kg.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com