Khi nói đến huyết áp (HA) thì tăng huyết áp được quan tâm và bàn luận nhiều nhất. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì đây là bệnh lý rất phổ biến trên toàn thế giới và nó có thể gây ra những hậu quả chết người.
Trái lại, hạ huyết áp hay còn gọi là huyết áp thấp thường rất ít được nói tới và chưa thu hút đủ sự quan tâm của giới y học. Tuy nhiên, thông tin gần đây cho thấy nguy cơ tim mạch ở những bệnh nhân huyết áp thấp tăng lên.
Đây là bệnh lý cũng rất nguy hiểm nếu huyết áp quá thấp mà không được xử trí kịp thời. Hạ huyết áp thường bị bỏ sót vì nó có thể có ít triệu chứng hoặc thậm chí không có triệu chứng. Hơn nữa, chúng ta không phải lúc nào cũng nhận ra các biểu hiện của hạ huyết áp bởi vì các triệu chứng của hạ huyết áp không có gì đặc hiệu, thường nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.
Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về hạ huyết áp.
Định nghĩa
Hạ huyết áp là gì?
Như bạn đã biết thì huyết áp là áp lực máu lên thành động mạch, nó thể hiện cho khả năng lưu thông tuần hoàn bên trong cơ thể. Hạ huyết áp là khi huyết áp đột ngột giảm xuống mức thấp so với mức huyết áp bình thường của một người. Mặc dù huyết áp bình thường mỗi người có thể khác nhau nhưng thường dao động xung quanh mức 120/80 mmHg. Mặc dù chưa có giá trị hạ huyết áp tiêu chuẩn nào được chấp nhận, nhưng chúng ta vẫn có thể coi là hạ huyết áp khi huyết áp tâm thu (chỉ số trên) giảm xuống dưới mức 90mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) giảm xuống dưới mức 60 mmHg.
Hạ huyết áp
Cần lưu ý là chỉ số huyết áp tâm thu tăng theo tuổi, còn huyết áp tâm trương thì giảm theo tuổi. Bởi vì thành mạch máu của những người cao tuổi bị giảm tính đàn hồi. Cho nên khi ở thời kỳ tâm thu, tim co bóp tống một lượng lớn máu vào lòng ĐM mà thành mạch không giãn ra được sẽ khiến cho huyết áp tâm thu tăng. Còn khi ở thời kỳ tâm trương, lượng máu trong lòng ĐM sẽ bị giảm đi mà thành mạch không co lại thì sẽ làm cho huyết áp tâm trương bị giảm.
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com