Hẹp van động mạch chủ là nguyên nhân phổ biến nhất của tắc nghẽn đường ra thất trái ở trẻ em và người lớn. Bài này tôi sẽ nói về các đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và đánh giá của hẹp van động mạch chủ. Điều này sẽ giúp bạn thực hành lâm sàng tốt hơn.
Hẹp động mạch chủ là 1 trong 4 loại bệnh van tim mà trên lâm sàng bạn thường gặp nhất và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh.
Hẹp van động mạch chủ làm cản trở sự lưu thông của dòng máu giàu oxy và dưỡng chất tới các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Nhắc lại giải phẫu và sinh lý
Muốn tìm hiểu về bệnh hở van động mạch chủ trước hết bạn cần phải nắm những kiến thức về giải phẫu của van ĐCM. Phần này tôi sẽ nói thật kỹ về giải phẫu.
Van động mạch chủ là một phần của gốc động mạch chủ, với chức năng đảm bảo dòng máu chảy 1 chiều và dòng chảy song song (laminar flow), bên cạnh đó còn đảm bảo lưu lượng máu vào các động mạch vành.
Gốc động mạch chủ (Aortic root)
Gốc ĐM chủ cắm sâu vào nền tim, phía trước là gốc ĐM phổi, phía sau là van 2 lá và van 3 lá. Gốc động mạch chủ và các van nhĩ thất tiếp giáp với nhau qua khung sợi của tim (fibrous skeleton), bao gồm cả 2 tam giác sợi (trigone).
Van động mạch chủ và các cấu trúc xung quanh
Gốc động mạch chủ được giới hạn ở trên là khớp nối xoang – ống (Sinotubular Junction – ST Junction) và ở dưới là đường ra thất trái (Left Ventricular Outflow Tract – LVOT). Cấu trúc này gồm 3 thành phần: Các xoang Valsalva (Sinuses of Valsalva), vòng van động mạch chủ (annulus) và các lá van động mạch chủ.
Gốc động mạch chủ (cắt dọc)
Gốc động mạch chủ và đường mở động mạch chủ
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com