Tiếp cận suy thượng thận mạn tính từ A-Z

Suy vỏ thượng thận tiên phát mạn tính (SVTTTPMT) đã được Thomas Addison mô tả vào năm 1855. SVTTTPMT do sự phá hủy hoặc rối loạn chức năng của vỏ thượng thận.

Trong đa số trường hợp triệu chứng của SVTTTPMT xảy ra từ từ. Việc chẩn đoán SVTTTPMT là một thách thức do một sự khởi phát ngấm ngầm của các triệu chứng không đặc hiệu trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là biện pháp nhằm giảm thiểu tử vong cho những bệnh nhân bị suy vỏ thượng thận.

Tôi viết bài này để giúp bạn có thêm những kiến thức căn bản về suy thượng thận mạn tính để khi thực hành lâm sàng, bạn có thể dễ dàng tiếp cận, chẩn đoán và có hướng xử trí thích hợp.

ADDISON

Nhắc lại giải phẫu – sinh lý tuyến thượng thận

Trước khi đi vào tìm hiểu về bệnh suy thượng thận mạn tính, bạn hãy cùng tôi ôn lại những kiến thức cơ bản về giải phẫu và sinh lý. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng giải thích được các cơ chế triệu chứng trong bài.

Xem thêm tại: Giải phẫu – sinh lý tuyến thượng thận

Suy thượng thận là gì?

Suy thượng thận là tình trạng giảm glucocorticoid hoặc mineralcorticoid hoặc cả hai, do nhiều nguyên nhân:

+ Sự phá huỷ vỏ thượng thận dẫn đến suy thượng thận nguyên phát (bệnh Addison).

+ Giảm sản xuất ACTH làm giảm Cortisol dẫn đến suy thượng thận thứ phát.

Bệnh chủ yếu gặp ở nữ, với tỷ lệ nữ/nam = 2,6/1; thường gặp ở tuổi 30-40. Ngày nay, suy thượng thận mạn tính còn gặp do một số nguyên nhân khác:

+ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

+ Suy gan mạn tính

+ …

Suy thượng thận là tình trạng giảm glucocorticoid hoặc mineralcorticoid hoặc cả hai do phá huỷ vỏ thượng thận hoặc giảm sản xuất ACTH.

Nguyên nhân

Khi Thomas Addison mô tả căn bệnh hiện mang tên ông, bệnh lao phá hủy tuyến thượng thận hai bên là nguyên nhân phổ biến nhất. Hiện nay bệnh tự miễn chiếm 70 – 90% các trường hợp gây suy tuyến thượng thận, bệnh lao chỉ chiếm từ 7 – 20 % các trường hợp, phần còn lại là do các bệnh truyền nhiễm khác và ung thư di căn, ung thư hạch, xuất huyết hoặc nhồi máu tuyến thượng thận, hoặc do thuốc gây ra.

Suy thượng thận tiên phát (tổn thương tại thượng thận)

Nguyên nhân tự miễn

Một số thể suy tuyến thượng thận tự miễn:

– Suy thượng thận đơn độc

– HC đa tuyến tự miễn typ I

– HC đa tuyến tự miễn typ II

Vì sao gọi là hội chứng tự miễn đa tuyến?

Bởi vì đã có bằng chứng về cả cơ chế miễn dịch qua trung gian thể dịch và tế bào hướng vào vỏ thượng thận, bên cạnh đó chúng cũng liên quan đến sự phá hủy tự miễn dịch của các tuyến nội tiết khác nên được là hội chứng tự miễn đa tuyến.

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

2 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap