Tiếp cận và chẩn đoán hạ glucose máu trên lâm sàng

Hạ glucose máu có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào. Tuy nhiên, thường gặp nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị ĐTĐ.

Hạ glucose máu là một trong những biến chứng cấp tính của điều trị ĐTĐ. Đây là một cấp cứu nội khoa và rất hay gặp trên lâm sàng. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời thì có thể làm cho bệnh nhân tử vong. Trong bài này chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách nhận biết và chẩn đoán nhanh những trường hợp hạ glucose máu. Còn về phần xử trí bạn có thể xem tại đây.

*Lưu ý, trong bài này chúng tôi chủ yếu nói về hạ glucose máu trên bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường, vì đây là nguyên nhân chính.

ha glu mau

Định nghĩa

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) thì định nghĩa hạ glucose máu là tất cả các đợt nồng độ glucose máu thấp bất thường (có hoặc không có triệu chứng).

Đặc điểm sinh lý

Triệu chứng hạ glucose máu thường xảy ra khi lượng glucose huyết tương còn khoảng 2,7-3,3 mmol/l. Nếu glucose huyết tương lúc đói < 2,8 mmol/l (50 mg/dl) là hạ glucose máu nặng, còn khi lượng glucose máu < 3,9 mmol/l (< 70 mg/dl) đã bắt đầu được xem là có hạ glucose máu. Người bệnh trẻ tuổi có xu hướng biểu hiện lâm sàng ở mức glucose huyết tương cao hơn (3,8 mmol/= 68 mg/dl) so với người trưởng thành (3,1 mmol/l= 56 mg/dl).

Tuỳ theo mức glucose trong huyết tương sẽ có những biểu hiện lâm sàng tương ứng.

Hạ glucose máu là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa hai quá trình cung cấp và tiêu thụ glucose trong máu (hệ tuần hoàn).

Đối tượng nguy cơ

Như đã nói ở trên thì đối tượng nguy cơ của hạ glucose máu là những bệnh nhân đang điều trị ĐTĐ. Hạ đường huyết thường gặp nhiều hơn ở bệnh nhân ĐTĐ type 1, đặc biệt ở những bệnh nhân được điều trị bằng insulin. Trái ngược với những bệnh nhân mắc ĐTĐ type, bệnh nhân ĐTĐ type 2 bị hạ glucose máu thường ít gặp hơn.

Vì sao hạ glucose máu thường gặp nhiều ở bệnh nhân ĐTĐ type 1 hơn là ĐTĐ type 2?

Bởi vì những bệnh nhân bị ĐTĐ thì bắt buộc phải điều trị bằng Insulin (insulin là hormon làm hạ glucose máu rất mạnh và cũng là hormon duy nhất trong cơ thể người có vai trò làm hạ glucose).

Còn những bệnh nhân ĐTĐ type 2 thì có thể điều trị bằng thuốc uống, trong đó có những thuốc không gây hạ glucose máu như metformin, thuốc ức chế alpha-glucosidase, thiazolidinediones, thuốc chủ vận thụ thể GLP-1, thuốc ức chế DPP-4) và thuốc ức chế đồng vận SGLT2. Hạ glucose thường chỉ xuất hiện ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có điều trị với sulfonylurea, meglitinide hoặc insulin. Trong đó sulfonylurea và meglitinide gây hạ glucose do tác dụng kích thích tiết Insulin.

=> Từ đó cho thấy rằng những bệnh nhân ĐTĐ type 1 sẽ có nguy cơ cao hơn.

Các bạn lưu ý rằng những thuốc không kích thích tiết insulin không gây hạ glucose nhưng chúng làm tăng nguy cơ gây hạ glucose nếu được sử dụng cùng với insulin hoặc chất kích thích tiết insulin.

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap