Ở phần trước, chúng ta đã biết cách tiếp cận chẩn đoán viêm họng cấp. Trong phần này, tôi sẽ bàn luận về điều trị viêm họng cấp. Thực tế, việc điều trị viêm họng cấp trên lâm sàng thường khá đơn giản chỉ xoay quanh giảm đau, kháng viêm và kháng sinh. Chính vì vậy, việc kê đơn điều trị được thực hiện tràn lan và có rất nhiều bác sĩ, dược sĩ rất “mát tay” kê đơn cho bệnh nhân mà không cần phân biệt viêm họng này là do virus hay là do vi khuẩn, chưa kể là kê kháng sinh quá mức cần thiết đối với bệnh nhân.
Ở bài viết này, ngoài việc tiếp cận điều trị viêm họng cấp, bạn sẽ có dịp dạo một vòng để nắm lại những kiến thức căn bản về thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau kháng viêm.
Trước khi đi vào phần điều trị, chúng ta hãy nhìn lại một số kiến thức:
+ Viêm họng cấp là một trong những mặt bệnh thường gặp nhất tại các phòng khám.
+ Viêm họng cấp do virus là phổ biến nhất, chiếm đến 80%.
+ Viêm họng cấp do vi khuẩn ít gặp hơn, chiếm 20% còn lại. Trong các nguyên nhân do vi khuẩn, chúng ta quan tâm đến liên cầu tan huyết nhóm A (GABHS), Streptococcus pyogenes.
+ Để chẩn đoán viêm họng cấp, chúng ta cần phải khám họng, sử dụng thang điểm Centor để dự đoán được xác suất nhiễm vi khuẩn liên cầu => giúp quyết định điều trị kháng sinh và có thể cần làm xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nhanh.
+ Nếu chúng ta không phân biệt được viêm họng ở bệnh nhân này là do vi khuẩn hay virus => kê đơn kháng sinh sai, mà đặc biệt đơn thuốc toàn là những kháng sinh phổ rộng => vấn đề kháng thuốc.
Tại sao trên lâm sàng, rất nhiều trường hợp bệnh nhân viêm họng được kê đơn kháng sinh bừa bãi?
Bấm Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.
Bấm Đăng ký nếu chưa có tài khoản.
Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.
Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.
Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)
Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com