Tiếp cận viêm loét đại trực tràng trên lâm sàng

Ở bài viết trước, tôi đã trình bày về bệnh Crohn (CD). Bây giờ cũng là một thể bệnh trong viêm ruột mạn (IBD), đó là viêm loét đại trực tràng chảy máu (UC). Thể bệnh này gặp nhiều hơn bệnh Crohn trên lâm sàng.

viem loet dai truc trang

Đầu tiên bạn xem video này để có kiến thức căn bản:

Định nghĩa viêm loét đại trực tràng (VLĐTT)

Viêm loét đại – trực tràng chảy máu là bệnh mạn tính, có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại – trực tràng, tổn thương lan tỏa ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, không xâm phạm đến lớp cơ. Vị trí tổn thương chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.

Những điểm khác giữa CD và UC tôi đã bàn luận trong bài bệnh Crohn.

Những đặc điểm chính bạn cần nắm?

Bệnh UC có đặc điểm:

+ Không có u hạt trên sinh thiết

+ Bệnh đặc trưng bởi diễn tiến giảm & tái phát

+ Triệu chứng thường xuất hiện từ từ

+ Điều trị nhằm giảm triệu chứng – lui bệnh & kéo dài giai đoạn lui bệnh

+ Không có trị liệu nội khoa nào chữa khỏi bệnh

+ Tử vong thường do biến chứng

Hãy để ý trên sinh thiết UC không có hình ảnh u hạt như Crohn => đặc điểm để phân biệt 2 bệnh.

Cũng như Crohn, UC không thể chữa khỏi bằng thuốc thông thường => cắt bỏ đoạn ruột là tối ưu.

Nguyên nhân của UC

– Nguyên nhân chính xác chưa rõ

+ Chế độ ăn & stress?

+ Yếu tố làm nặng (+)

+ Nguyên nhân (–)

– Một số yếu tố được xem là nguyên nhân

+ Miễn dịch

+ Di truyền

+ Môi trường

Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có liên quan đến các yếu tố gia đình hoặc di truyền, nhiễm khuẩn, miễn dịch và tâm lý, môi trường. Bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch.

– Yếu tố gen

Khoảng 20% bệnh nhân có người trong gia đình bị bệnh viêm ruột mạn tính tự phát. Trong một nghiên cứu ở Nhật, các tác giả nhận thấy những người có gen HLA-DRB1*1502 (DR2) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có gen DR4.

– Yếu tố nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn có thể liên quan đến sự khởi phát hay đợt tái phát của bệnh. Bệnh tái phát thường liên quan đến nhiễm trùng đường ruột, gồm Clostridium difficile, E. Coli và Salmonella, Shigella, Campylobacter.

– Yếu tố miễn dịch

Hai tự kháng thể: pANCA (perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibodies) và ASCA (anti – Sacharomyces cerevisiae antibodies). pANCA dương tính ở 40% bệnh nhân Crohn và 80% bệnh nhân viêm loét đại trực tràng. Tỷ lệ pANCA dương tính cao hơn ở những BN có kết hợp viêm xơ chít hẹp đường mật tiên phát.

– Yếu tố môi trường

Chế độ ăn, thuốc tránh thai, thuốc lá…có ảnh hưởng tới tần suất và những đợt tiến triển bệnh.

Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2.5 lần so với những phụ nữ không dùng thuốc tránh thai

– Yếu tố tâm sinh lý

Căng thẳng về thể lực, stress tinh thần là những yếu tố góp phần làm nặng bệnh.

Đây là bài viết dành cho thành viên đăng ký khóa học lâm sàng nội khoa.

Bấm  Đăng nhập để xem toàn bộ bài viết.

Bấm  Đăng ký nếu chưa có tài khoản.

Truy cập vào: Danh sách bài học lâm sàng nội khoa.

Tìm hiểu thêm: Khóa học lâm sàng nội khoa.

Bài viết mẫu: Tiếp cận suy thận mạn trên lâm sàng. (FULL)

Bản quyền thuộc về ©YKHOA247.com

You cannot copy content of this page
Copy link
Powered by Social Snap